Thành ngữ / Tục ngữ
-
-
Dinh, hư, tiêu, trưởng
-
Dữ tu hành hơn lành kẻ cướp
Dữ tu hành hơn lành kẻ cướp
-
Giáo đa thành oán
-
Giàu giờ Ngọ, khó giờ Mùi
-
Giàu dể ngươi, khó nói láo
-
Tham công tiếc việc
Tham công tiếc việc
-
Khôn một người một léo, khéo một người một ý
-
Khó khách hơn giàu An Nam
-
Kíp miệng chầy chân
-
Kén quá hóa chồng
-
Giáo giở bàn tay
-
Kinh hồn táng đởm
-
Kê chớ lông già, cà chớ lông non
-
Đầu chày đít thớt
-
Kẻ một quan khinh kẻ chín tiền
-
Già sức khỏe trẻ bình yên
Già sức khỏe
Trẻ bình yên -
Già quen việc trẻ quen ăn
Già quen việc
Trẻ quen ăn -
Khỏe như tru, ngu như lợn
-
Một ngày ăn giỗ, ba ngày hút nước
Một ngày ăn giỗ
Ba ngày hút nước
Chú thích
-
- Đứa có tình rình đứa có ý
- Thói thường suy bụng ta ra bụng người, đã có ý gian thì hay để ý dè chừng vì cho rằng người khác cũng như mình.
-
- Dinh, hư, tiêu, trưởng
- Đầy, vơi, mất đi, lớn lên (từ Hán Việt). Thường để nói về lẽ phù trầm, vô thường của đời người.
-
- Giáo đa thành oán
- Chỉ dạy, nhắc nhở cái sai của người ta nhiều quá dễ khiến người bị lỗi sinh oán giận.
-
- Khắc
- Đơn vị tính thời gian ban ngày thời xưa. Người xưa chia ban ngày ra thành sáu khắc (đêm năm canh, ngày sáu khắc). Theo Lý Thái Thuận, khắc một là giờ Mão/Mạo (5h-7h), khắc hai là giờ Thìn (7h-9h), khắc ba là giờ Tị (9h-11h), khắc tư là giờ Ngọ (11h-13h), khắc năm là giờ Mùi (13-15h), khắc sáu là giờ Thân (15-17h). Theo đó, giờ Dậu (17-19h) không thuộc về ngày cũng như đêm. Xem thêm chú thích Canh.
-
- Giàu giờ Ngọ, khó giờ Mùi
- Mới khắc trước giàu sang, khắc sau đã nghèo khó, mới thấy của cải, vật chất là phù du.
-
- Dễ ngươi
- Khinh nhờn, không xem ra gì.
-
- Khó
- Nghèo.
-
- Léo
- Ý tứ, mưu chước (từ cũ).
-
- Chú khách
- Một cách gọi người Hoa sống ở Việt Nam. Từ này bắt nguồn từ chữ "khách trú," cũng gọi trại thành cắc chú.
-
- Khó khách hơn giàu An Nam
- Lấy chồng người Hoa dù nghèo nhưng vẫn được cưng chiều, ít phải làm lụng, lấy chồng Việt thì ngược lại (quan niệm cũ).
-
- Kíp
- Gấp, vội. Từ này có nguồn gốc từ chữ Hán Việt cấp.
-
- Chầy
- Trễ, chậm (từ cổ). Trong ca dao ta cũng thường gặp cụm từ "canh chầy," nghĩa là canh khuya, đêm khuya.
-
- Kíp miệng, chầy chân
- Miệng nói thì nhanh nhảu mà khi cần động tay động chân làm thì chậm chạp, dùng dằng.
-
- Hóa
- Góa (từ cũ).
-
- Giáo giở
- Tráo trở, lật lọng.
-
- Táng
- Mất (từ cũ).
-
- Đảm
- Quả mật. Nghĩa bóng chỉ tính cách bạo dạn. Có nơi phát âm thành đởm.
-
- Kê
- Cây lương thực cùng họ với lúa, quả rất nhỏ, thường gọi là hạt, màu vàng, tập trung thành một bông dài.
-
- Lông
- Trồng (phương ngữ Bắc Trung Bộ).
-
- Đầu chày đít thớt
- Chỉ những người địa vị thấp kém, khổ cực, chịu nhiều chèn ép.
-
- Tiền
- Năm 1439, vua Lê Thánh Tông quy định: 1 quan = 10 tiền = 600 đồng, gọi là tiền tốt hoặc tiền quý (quy định này ổn định cho đến năm 1945). Khoảng thế kỉ 18, trong dân gian xuất hiện cách tính tiền gián, mỗi quan tiền gián chỉ gồm 360 đồng.
-
- Tru
- Trâu (phương ngữ một số vùng Bắc Trung Bộ).