Thành ngữ / Tục ngữ
-
-
Chẳng thương cũng làm đò cúm núm
-
Khi lành không gặp khách
Khi lành không gặp khách
Khi rách gặp lắm người quen -
Lao lực bất như lao tâm
-
Ma bắt coi mặt người ta
-
Làm phước chẳng bằng lánh tội
-
Lánh nặng tìm nhẹ
Lánh nặng tìm nhẹ
-
Làm thần đất ta, làm ma đất người
-
Làm dâu nhà cả thể, làm rể nhà nhiều con
-
Không ăn không mần, giờ Dần cũng dậy
-
Ăn ngay ở thật, mọi tật mọi lành
Ăn ngay ở thật
Mọi tật mọi lành -
Bát bể đánh con sao lành
Bát bể đánh con sao lành
-
Bè ai nấy chống
-
Bát trong sóng còn có khi động
-
Cây không trồng không tiếc, con không đẻ không thương
Cây không trồng không tiếc
Con không đẻ không thươngDị bản
Con không đẻ không thương
Của không mần không tiếc
-
Chẳng ưa nói thừa cho bõ
Chẳng ưa nói thừa cho bõ
-
Chó cậy nhà, gà cậy vườn
-
Chung thì chạ
-
Có gian có ngoan
-
Con trai đen dái, con gái đen đầu
Chú thích
-
- Làm biếng lấy miệng mà đưa
- Lười thì hay khoác lác, lấp liếm. Tương tự câu Mồm miệng đỡ tay chân.
-
- Chẳng thương cũng làm đò cúm núm
- Theo sách Tục ngữ, cổ ngữ, gia ngôn của Huình Tịnh Của: Có ý nói về sự dâu rể ở với hai bên cha mẹ, không nên tỏ sự giận ghét, kẻo mất sự hiếu thảo thuận hòa, nghĩa là có không ưa cũng phải để bụng; về sự con cái ở cùng cha mẹ cũng vậy.
-
- Lao lực bất như lao tâm
- Nhọc sức chẳng bằng nhọc lòng (tục ngữ Hán Việt).
-
- Ma bắt coi mặt người ta
- Nhìn vẻ ngoài xem có dễ ăn hiếp không.
-
- Làm phước chẳng bằng lánh tội
- Theo sách Tục ngữ, cổ ngữ, gia ngôn của Huình Tịnh Của: Chỉ nói về sự lánh tội, làm phước mà chẳng lánh tội, thì chẳng đặng phước gì. Cũng hiểu nghĩa là làm phước mà phải bị lụy thì chẳng bằng đừng làm, vì sợ làm ơn mà mắc oán.
-
- Làm thần đất ta, làm ma đất người
- Giỏi giang bất quá chỉ ở xứ mình, ra xứ người thì chưa chắc. Có một câu ca dao tương tự.
-
- Cả thể
- Trọng tâm, sự thể lớn lắm (Đại Nam quấc âm tự vị - Huình Tịnh Của).
-
- Làm dâu nhà cả thể, làm rể nhà nhiều con
- Hai việc khó: Làm dâu nhà giàu có và làm rể nhà đông con.
-
- Mần
- Làm (phương ngữ Trung và Nam Bộ). Như mần ăn, mần việc, đi mần...
-
- Canh
- Đơn vị tính thời gian ban đêm ngày xưa. Người xưa chia một đêm ra thành năm canh (đêm năm canh, ngày sáu khắc). Theo đó, canh một là giờ Tuất (19-21h), canh hai là giờ Hợi (21-23h), canh ba là giờ Tí (23h-1h sáng), canh tư là giờ Sửu (1h-3h), canh năm là giờ Dần (3h-5h). Mỗi lúc sang canh thường có trống điểm, gọi là trống canh.
-
- Không ăn không mần, giờ Dần cũng dậy
- Thói quen dậy sớm của nhà nông, cũng để nhắc nhở nền nếp con cái trong nhà không nên ngủ trưa.
-
- Bè
- Phương tiện di chuyển trên nước, đóng bằng cách cột nhiều thân cây (tre, nứa, gỗ...) với nhau.
-
- Bát trong sóng còn có khi động
- Bán chén nằm yên trong sóng (chạn) còn có khi nghe khua lách cách. Ý nói bà con ở cùng một nhà khó tránh khỏi sự mất lòng nhau.
-
- Chó ăn vụng bột
- Chỉ những chứng cứ sờ sờ, rành rành.
-
- Chạ
- Hỗn tạp, chung lộn.
-
- Ngoan
- Giỏi giang, lanh lợi (từ cổ).
-
- Con trai đen dái, con gái đen đầu
- Những dấu hiệu đứa trẻ sẽ sống thọ (quan niệm dân gian).