Thành ngữ / Tục ngữ
-
-
Mèo đến nhà thì khó, chó đến nhà thì giàu
Mèo đến nhà thì khó,
Chó đến nhà thì giàuDị bản
-
Mèo lành chẳng ở mả
-
Tiu nghỉu như mèo cắt tai
Tiu nghỉu như mèo cắt tai
-
Mỡ để miệng mèo, gươm treo chỉ mảnh
Mỡ để miệng mèo, gươm treo chỉ mảnh
Dị bản
Mỡ để miệng mèo, gươm treo chỉ mảnh
-
Giấu như mèo giấu cứt
Giấu như mèo giấu cứt
-
Chửi chó mắng mèo
Chửi chó mắng mèo
-
Có ăn nhạt mới thương đến mèo
Dị bản
Ăn nhạt mới biết thương mèo
-
Trăm cái khôn đồn một cái dại
Trăm cái khôn đồn một cái dại
-
Trăm tội cũng vào một gông
Trăm tội cũng vào một gông
-
Khôn lỏi sao bằng giỏi đàn
Khôn lỏi sao bằng giỏi đàn
-
Trên rừng thì hổ lang, dưới làng thì mặt rỗ
-
Tốt tóc nặng đầu, tốt râu nặng cằm
Tốt tóc nặng đầu
Tốt râu nặng cằm -
Thinh thinh rinh cối đá
Dị bản
Làm thinh rinh cục bự
-
Buôn có bạn, bán có phường
Buôn có bạn,
Bán có phường -
Bát ăn bát để
Bát ăn bát để
Dị bản
Của ăn của để
-
Bán vợ đợ con
-
Ban ngày thì mải đi chơi
Ban ngày thì mải đi chơi,
Tối lặn mặt trời đổ thóc vào xay -
Ba tháng biết lẫy, bảy tháng biết bò, chín tháng lò dò biết đi
Ba tháng biết lẫy,
Bảy tháng biết bò,
Chín tháng lò dò biết đi -
Ba mặt một lời
Ba mặt một lời
Chú thích
-
- Thúng
- Dụng cụ để chứa, đựng, hay đong các loại nông, thủy, hải sản. Thúng thường được đan bằng tre, hình chén, miệng tròn hoặc hơi vuông, lòng sâu, có khi sâu tới nửa mét, đường kính khá lớn, khoảng từ 45 cm (thúng con) đến 55 cm (thúng cái). Vành miệng thúng có dây mây nức vành.
-
- Nia
- Dụng cụ đan bằng tre, hình tròn, có vành, rất nông, dùng để đựng và phơi nông sản (gạo, lúa)...
-
- Ở đậu
- Ở nhờ.
-
- Mả
- Ngôi mộ.
-
- Có ăn nhạt mới thương đến mèo
- Mèo thường ăn nhạt. Người ta nếu có lúc phải ăn nhạt thì thấy thức ăn vô vị, mất ngon, không muốn ăn. Lúc ấy, người ta mới nghĩ thương con mèo suốt đời phải ăn nhạt. Nghĩa bóng câu này muốn nói: mình có nếm qua sự thiếu thốn nghèo khổ, thì mới biết thương người nghèo khổ thiếu thốn.
-
- Lang
- Chó sói. Theo Thiều Chửu: Tính tàn ác như hổ, cho nên gọi các kẻ tàn bạo là lang hổ 狼虎.
-
- Rinh
- Bê (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
-
- Cối
- Đồ dùng để đâm, giã, xay, nghiền (ví dụ: cối giã gạo, cối đâm trầu, cối đâm bèo).
-
- Ở đợ
- Làm công trong nhà người khác để trừ nợ (phương ngữ Nam Bộ). "Đợ" có nghĩa là thế vật hoặc người để trừ nợ.