Thành ngữ / Tục ngữ
-
-
Thuốc có cam thảo, nước có lão thần
-
Thuốc nam đánh giặc, thuốc bắc lấy tiền
-
Nhiều tiền hoàng cầm, hoàng kì, ít tiền trần bì, chỉ xác
-
Bát nước giải bằng vại thuốc
-
Cây sắn dây là thầy con rắn
-
Lòi trĩ mới rịt lá vông
Dị bản
Bần cùng bất đắc dĩ, có lòi trĩ mới phải rịt lá vông
-
Một chén thuốc ta bằng ba chén thuốc Tàu
Một chén thuốc ta bằng ba chén thuốc Tàu
-
Một quả cà bằng ba thang thuốc
Một quả cà bằng ba thang thuốc
-
Một tiếng gọi cha, ba tiếng gọi chó
-
Một con sa bằng ba con đẻ
-
Thương con thì cho ăn tiết, giết con thì cho ăn gan
-
Gái đẻ ăn ngon, chồng con trả người
-
Thứ nhất phạm phòng, thứ nhì lòng lợn
-
Hóc xương gà, sa cành khế
-
Thứ nhất đau mắt, thứ nhì nhức răng
Dị bản
-
Học thầy không tày học bạn
-
Ăn nên làm ra
Ăn nên làm ra
-
Ăn không ngồi rồi
Ăn không ngồi rồi
-
Thấy người ăn khoai cũng vác mai đi đào
Chú thích
-
- Vú
- Người đàn bà nuôi con người khác bằng sữa của mình. Nghề này cũng gọi là đi ở vú. Dưới thời Pháp thuộc, nhiều người phụ nữ nghèo khổ phải đi ở vú cho nhà giàu, nhà quyền quý.
-
- Đú
- Đùa cợt không đứng đắn, thường giữa nam và nữ.
-
- Cam thảo
- Một loại cây lâu năm có thể cao đến 1 hoặc 1,5m. Rễ cam thảo sấy khô là một vị thuốc Đông y cũng tên là cam thảo, vị ngọt mát, có tác dụng bổ tỳ vị, nhuận phế, thanh nhiệt giải độc, điều hòa các vị thuốc. Cam thảo cũng được dùng trong công nghệ làm thuốc lá và nước ngọt.
-
- Lão thần
- Bề tôi cao tuổi (từ Hán Việt).
-
- Cuốn Về cội về nguồn của Lê Gia giải thích: Cam thảo - cỏ ngọt là một vị thuốc có tính trung hoà. Trong hầu hết các thang thuốc đều có vị cam thảo để có thể trung hoà những vị thuốc có tính chất khắc phạt lẫn nhau làm biến đổi tính chất, gây nguy hại cho con bệnh. Lão thần - vị quan lớn đã nhiều tuổi, người được vua quan kính nể. Trong triều đình, vị lão thần này sẽ can gián, dung hoà khi có sự bất đồng giữa vua quan hay sự xích mích giữa các quan với nhau.
-
- Thuốc nam
- Tên gọi ngành y học thuộc Đông y xuất phát từ Việt Nam ta, để phân biệt với thuốc bắc có nguồn gốc từ Trung Quốc. Các vị thầy thuốc nổi tiếng được xem là bậc tổ của nghề y Việt Nam là Hải Thượng Lãn Ông (còn lưu truyền bộ Hải Thượng Y Tông Tâm Lĩnh là sách căn bản của Đông y Việt Nam) và Tuệ Tĩnh (tác giả của câu nói nổi tiếng "Nam dược trị Nam nhân" - thuốc Nam dùng chữa bệnh cho người Nam). Nguyên liệu của thuốc Nam chủ yếu là những loại thảo mộc bản địa, dùng tươi hoặc sấy khô.
-
- Thuốc bắc
- Tên chung của các loại thuốc được sử dụng trong y học cổ truyền của Trung Quốc, phân biệt với thuốc nam là thuốc theo y học cổ truyền Việt Nam. Các vị trong thuốc bắc có nguồn gốc từ thực vật (vỏ, rễ, lá cây...), động vật (sừng, xương, da lông...) và khoáng chất (hoàng thổ, thạch tín ...) được chia thành thang, luộc trong nước (gọi là sắc thuốc) trước khi uống.
-
- Hoàng cầm
- Cũng gọi là huỳnh cầm, một loại cây nhỏ, lá nhọn, rễ sắc vàng, dùng làm thuốc hạ huyết áp, kháng sinh, giảm sốt, lợi tiểu...
-
- Hoàng kì
- Một loại cây, rễ sấy khô là một vị thuốc cũng tên là hoàng kì. Theo y học cổ truyền, hoàng kì có tác dụng trị ung nhọt, lở loét, bệnh gan, bệnh thận...
-
- Trần bì
- Vỏ quýt sấy khô, dùng làm thuốc.
-
- Chỉ xác
- Quả cam hoặc quýt hái lúc gần chín, phơi khô, dùng làm thuốc. Chỉ là tên cây, xác là vỏ. Vì quả chín ruột quắt chỉ còn vỏ với xơ nên gọi là chỉ xác.
-
- Củ đậu
- Một loại cây dây leo cho củ to, bột, nhiều nước, vị ngọt, thường được ăn sống, đôi khi được chấm muối hoặc với nước chanh và ớt bột. Người ta cũng nấu củ đậu dưới dạng xúp, món xào. Miền Trung và miền Nam gọi củ đậu là sắn dây hoặc sắn nước.
-
- Vông nem
- Còn gọi là cây vông, một loại cây thân có thể cao đến mười mét, có nhiều gai ngắn. Lá vông thường được dùng để gói nem hoặc để làm thuốc chữa bệnh trĩ, mất ngủ…
-
- Thượng mã phong
- Còn gọi là phạm phòng, tình trạng đột tử do trụy tim mạch, xảy ra ở người đàn ông khi đang hoạt động tình dục.
-
- Giắt
- Cài vào, mắc vào.
-
- Tày
- Bằng (từ cổ).
-
- Mai
- Còn gọi cái thêu, thuổng hay xuổng, một dụng cụ gồm một lưỡi sắt nặng, to và phẳng, tra vào cán dài, để đào, xắn đất.