Ca dao Mẹ

Cùng thể loại:

Có cùng từ khóa:

Chú thích

  1. Ăn cơm bảy phủ
    Tiếng khen người trải việc, thuộc biết việc đời. Có chỗ hiểu là ăn mày. (Đại Nam quấc âm tự vị - Huình Tịnh Của)
  2. Thưng
    Đồ đo lường, bằng một phần mười cái đấu ("thưng" do chữ "thăng" 升 đọc trạnh ra).

    Thưng bằng đồng

    Thưng bằng đồng

  3. Đấu
    Đồ dùng để đong thóc gạo ngày trước, bằng khoảng một lít hiện nay.
  4. Ba thưng một đấu
    Những đóng góp bỏ ra cho việc chung rồi cũng lại cho mình hưởng chứ không mất đi đâu.
  5. Ngô
    Trung Quốc. Thời Lê - Mạc, dân ta gọi nước Trung Quốc là Ngô, gọi người Trung Quốc là người Ngô.
  6. Văn vô đệ nhất, võ vô đệ nhị
    Văn không có ai đứng nhất, võ không có ai đứng nhì. Người theo nghề văn, võ thường thích độc tôn, không chịu nhận ai ngang mình.
  7. Rươi
    Một loại giun đất nhiều chân, thân nhiều lông tơ, thường sinh ra ở những gốc rạ mục ở những chân ruộng nước lợ. Tới mùa rươi (khoảng tháng 9, tháng 10 âm lịch), rươi sinh sản rất nhiều, bà con nông dân thường bắt về làm mắm ăn.

    Con rươi

    Con rươi

  8. Nước rươi là mùa nước triều tràn vào đồng, nơi những vùng tiếp giáp nước ngọt và nước lợ vào khoảng tháng chín, tháng mười âm lịch và khi nước rút để lại rất nhiều rươi từ đất chui lên. Mỗi nước rươi kéo dài từ 3 đến 7 ngày, đến khi có mưa lấp lỗ mới hết kì. Cứ gần ngày đó, người dân ven sông lại chuẩn bị dụng cụ đón bắt rươi về ăn. Về thời điểm mùa nước rươi, dân gian có câu Tháng chín đôi mươi, tháng mười mùng năm.

    Giăng lưới bắt rươi mùa nước rươi

    Giăng lưới bắt rươi mùa nước rươi

  9. Đa mang
    Tự vương vấn vào nhiều tình cảm để rồi phải đeo đuổi, vấn vương, dằn vặt không dứt ra được.

    Thôi em chả dám đa mang nữa
    Chẳng buộc vào chân sợi chỉ hồng

    (Xuân tha hương - Nguyễn Bính)

  10. Đồng Nai
    Tên gọi chung của toàn thể miền đồng bằng Nam Bộ, phổ biến vào thế kỉ 19 trở về trước, nay được giới hạn để chỉ một tỉnh thuộc vùng Đông Nam Bộ. Lịch sử của Đồng Nai gắn liền với lịch sử của vùng đất Nam Bộ, khi có làn sóng di dân từ Bắc vào Nam trong cuộc Trịnh-Nguyễn phân tranh vào thế kỉ 16. Hiện nay Đồng Nai là cửa ngõ đi vào vùng kinh tế Đông Nam Bộ, đồng thời là một trong ba mũi nhọn kinh tế miền Nam cùng với thành phố Hồ Chí Minh và tỉnh Bình Dương.

    Văn miếu Trấn Biên - di tích tiêu biểu của Đồng Nai

    Văn miếu Trấn Biên - di tích tiêu biểu của Đồng Nai

  11. Quảng Nam
    Tên một tỉnh ở vùng duyên hải Nam Trung Bộ, trước đây bao gồm cả thành phố Đà Nẵng, gọi chung là tỉnh Quảng Nam-Đà Nẵng. Quảng Nam có nghĩa là "mở rộng về phương Nam." Tỉnh Quảng Nam giàu truyền thống, độc đáo về bản sắc văn hóa với những danh tích như thánh địa Mỹ Sơn, phố cổ Hội An...

    Vẻ đẹp Hội An

    Vẻ đẹp Hội An

  12. Cá sấu
    Một loài bò sát ăn thịt, thường sống ở môi trường nước như đầm lầy, sông suối, có bộ hàm rất khỏe. Chữ sấu trong cá sấu bắt nguồn từ phiên âm tiếng Trung 兽 (shou) có nghĩa là "thú." Người Trung Quốc xưa gọi như vậy vì nó vừa sống dưới nước như cá vừa có nanh vuốt giống thú.

    Cá sấu

    Cá sấu