Ca dao Mẹ

Cùng thể loại:

Có cùng từ khóa:

Chú thích

  1. Trôn
    Mông, đít, đáy (thô tục).
  2. Cù lao
    Khoảng đất nổi lên ở giữa biển hoặc sông.

    Cù lao Chàm

    Cù lao Chàm

  3. Ơn nghĩa đổ đầu cù lao
    Làm ơn mà vô ích, như trôi theo dòng nước chảy quanh cù lao.
  4. Cá bống
    Một họ cá sông rất quen thuộc ở khắp ba miền Bắc, Trung, Nam (tại đây loài cá này cũng được gọi là cá bóng). Cá bống sống thành đàn, thường vùi mình xuống bùn. Họ Cá bống thật ra là có nhiều loài. Tỉnh Quảng Ngãi ở miền Trung nước ta có loài cá bống sông Trà nổi tiếng, trong khi ở các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long, loài được nhắc tới nhiều nhất là cá bống tượng. Cá bống được chế biến thành nhiều món ăn ngon, có giá trị cao.

    Cá bống tượng Kiên Giang.

    Cá bống tượng

    Cá bống kho tộ

    Cá bống kho tộ

  5. Cá bớp
    Có nơi gọi là cá bóp, một trong số các loại cá đặc trưng của vùng biển miền Trung, thuộc loại cá dữ, ăn tạp. Thịt cá trắng, ngọt, dai, đặc biệt lớp da dày, dẻo, ăn béo và không tanh, đầu cá chứa nhiều sụn ngon.

    Cá bớp

    Cá bớp

  6. Bống có gan bống, bớp có gan bớp
    Người nào có sự gan dạ của người nấy.
  7. Cá rô
    Loại cá rất thường gặp trên các đồng ruộng ở nước ta. Nhân dân ta thường tát đồng để bắt cá rô. Cá rô đồng có thịt béo, thơm, dai, ngon, dù hơi nhiều xương, và được chế biến thành nhiều món ngon như kho, nấu canh, làm bún...

    Lưu ý: Có một giống cá khác gọi là cá rô phi, thường được nuôi ở ao, nhưng khi nhắc đến cá rô thì người ta nghĩ ngay đến cá rô đồng.

    Cá rô đồng kho tộ

    Cá rô đồng kho tộ

  8. Cá rô rạch ngược
    Chỉ người ương bướng, ngang tàng.
  9. Ăn cơm bảy phủ
    Tiếng khen người trải việc, thuộc biết việc đời. Có chỗ hiểu là ăn mày. (Đại Nam quấc âm tự vị - Huình Tịnh Của)
  10. Hoàn
    Trả lại, trở lại (từ Hán Việt).
  11. Chầy
    Trễ, chậm (từ cổ). Trong ca dao ta cũng thường gặp cụm từ "canh chầy," nghĩa là canh khuya, đêm khuya.
  12. Quan chế ngày xưa có hai đường: đường chính và đường tắt. Đường chính do học hành, đỗ đạt cao rồi được bổ làm quan (hàm tứ phẩm trở lên). Đường tắt thường do những thành phần thư lại, bát phẩm, cửu phẩm ở các ti, tào nhỏ, nhờ có công cán đặc biệt nên được đề cử lần lần lên tri huyện, tri phủ, có khi lên đến chức quan. Đường tắt do đó thường mất rất nhiều thời gian (đàn ông quan tắt thì chầy). Còn đàn bà nhiều khi chỉ có chút nhan sắc hay may mắn cưới được chồng làm quan thì cũng thành bà nọ bà kia (đàn bà quan tắt nửa ngày lên quan).
  13. Khái
    Con hổ.
  14. Mần
    Làm (phương ngữ Trung và Nam Bộ). Như mần ăn, mần việc, đi mần...
  15. Nỏ
    Không, chẳng (phương ngữ Trung Bộ).
  16. Cả
    Lớn, nhiều (từ cổ).
  17. Ba mươi sáu phố
    Một cách gọi của đô thị cổ Hà Nội, khu vực dân cư nằm về phía đông của hoàng thành Thăng Long, nơi tập trung nhiều hoạt động buôn bán. Khu vực này rộng hơn khu phố cổ Hà Nội ngày nay.

    "Ba mươi sáu" là một con số mang tính ước lệ, số phố thực tế nhiều hơn con số này, và thay đổi theo thời kì.

  18. Kiều Mai
    Tên cũ là trại Mai Trang, một làng ven sông Nhuệ, thuộc xã Phú Diễn, huyện Từ Liêm, Hà Nội. Xưa làng ở gần cầu Diễn, lại có rừng mơ lớn nên mới có tên Kiều Mai.

    Hội làng Kiều Mai

    Hội làng Kiều Mai

  19. Thanh Lâm
    Tên gọi của một huyện đã từng tồn tại trong lịch sử Việt Nam kể từ thời thuộc Minh (1407-1427), hiện nay là huyện Nam Sách và một phần thành phố Hải Dương, tỉnh Hải Dương.
  20. Vải bô
    Loại vải xấu, thường chỉ những người lao động, người nhà nghèo mới mặc.