Thành ngữ "hằng hà sa số" là cách nói để chỉ số lượng rất nhiều, không thể đếm được, nguyên gốc từ Phật học, nghĩa là "số lượng cát sông Hằng," một con sông lớn ở Ấn Độ có cát rất mịn. Đức Thích Ca khi thuyết pháp hay dùng hình ảnh cát sông Hằng để tả những gì nhiều vô kể. Sau thành ngữ này thường thấy trong kinh điển nhà Phật, rồi truyền ra dân gian, trở thành cách nói hàng ngày lúc nào không hay.
Nguyên văn hai câu đầu là:
Một mai ai đứng minh tinh
Ai phò giá triệu, ai nghinh quan tài?
Minh tinh, trong Nam còn gọi là tấm triệu, là dải lụa dài ghi tên họ, tuổi tác, chức tước, ngày từ trần, v.v… của người chết, treo trên một cái giàn nhỏ có đòn khiêng, thường gọi là cái giá triệu, để khiêng đi trước quan tài khi đưa đám tang. Vậy đứng minh tinh là có tên trên tấm minh tinh, nghĩa là đã chết. Nghinh (nghênh) là đón rước. Nghinh quan tài là bưng cái bát hương đi thụt lùi phía trước quan tài để dẫn đường. Còn phò giá triệu là chống gậy tang đi bên cái giá triệu để hộ tống. Nghinh quan tài và phò giá triệu thường là bổn phận của con trai trưởng (hoặc con trai) và của cháu đích tôn (hoặc cháu nội trai). Vậy "đứng bên kinh" và "rinh quan tài" chỉ là do tam sao thất bản mà ra. Theo chúng tôi, bài này vốn chỉ có hai câu đầu và đây là lời của người vợ không sanh nở nói với chồng [...]
Bình luận