Ca dao Mẹ

Cùng thể loại:

Có cùng từ khóa:

Chú thích

  1. Đom đóm
    Loài côn trùng cánh cứng nhỏ có khả năng phát quang, có tập tính hoạt động về ban đêm, con đực thường có cánh và bay vào những đêm đầu mùa hạ.

    Con đom đóm

    Con đom đóm

  2. Ma trơi
    Đám sáng thường thấy lập lòe ban đêm trên bãi tha ma, do hợp chất phốt-pho từ xương người chết thoát ra và bốc cháy khi gặp không khí, theo mê tín cho là có ma hiện.

    Bàn độc chen chân chó nhảy ngồi
    Mồ chiều xanh lạnh lửa ma trơi
    Dậu chưa đổ đã bìm chen lấn
    Huyệt chửa đào xong đã quỷ cười

    (Chờ đợi nghìn năm - Mai Thảo)

  3. Khớp đớp tim
    Người bị viêm khớp có nguy cơ bị các vấn đề về tim mạch.
  4. Nói như rựa chém xuống đất
    Lời nói chắc chắn, quả quyết.
  5. Ăn có chỗ, đỗ có nơi
    Chọn bạn mà chơi, không nên buông tuồng bừa bãi, bạ đâu xâu đó.
  6. Cáy
    Một loại cua nhỏ, sống ở nước lợ, chân có lông, thường dùng làm mắm.

    Con cáy

    Con cáy

  7. Sứa
    Miền Nam cũng gọi là sưa sứa, loại động vật biển thân mềm, mình như cái tán, có nhiều tua, trong suốt. Sứa có thể được chế biến thành nhiều món ăn như bún sứa, nộm sứa…

    Sứa

    Sứa

  8. Áo chân cáy, váy chân sứa
    Áo váy rách rưới tả tơi (như chân cáy, chân sứa).
  9. Quan niệm mê tín: khi đi gặp rắn thì được cho là điềm may, trở về gặp rắn thì bị coi là gở.
  10. Đặng
    Được, để, nhằm (từ cũ, phương ngữ).
  11. Ngóe
    Loại nhái rất nhỏ, thân hình chỉ lớn bằng đầu ngón tay cái.
  12. Chi
    Gì (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
  13. Chuối cau
    Loại chuối quả nhỏ và mập (trông giống quả cau), khi chín vỏ vàng, thịt thơm và hơi nhão.

    Chuối cau

    Chuối cau

  14. Cá bò
    Tên chung của một số loài cá biển như cá bò hòm, cá bò giáp, cá bò gai, cá bò da đá... Những loại cá này đều có thân hình to bản, da dày cứng, nhưng thịt rất thơm ngon.

    Cá bò hòm

    Cá bò hòm

  15. Rắn hổ
    Tên chung của một số loài rắn độc. Ở Việt Nam, họ rắn hổ gồm 9 loài: rắn cạp nia thường, rắn cạp nia nam, rắn cạp nia bắc, rắn cạp nong, rắn hổ mang, đẻn gai, rắn hổ chúa, rắn hổ mang xiêm.

    Rắn cạp nia

    Rắn cạp nia

  16. Núi, rừng nói chung (phương ngữ Trung Bộ).
  17. Bụ
    Vú (phương ngữ Bắc Trung Bộ).
  18. Gá nghĩa
    Kết nghĩa (gá nghĩa vợ chồng, gá nghĩa anh em), tiếng miền Nam còn đọc trại thành gá ngãi.
  19. Đà
    Đã (từ cổ, phương ngữ).
  20. Son
    Màu đỏ.
  21. Tắn
    Rắn (phương ngữ Bắc Trung Bộ).
  22. Rồng
    Một loài linh vật trong văn hóa Trung Hoa và các nước chịu ảnh hưởng của văn hóa Trung Hoa. Rồng được coi là đứng đầu tứ linh, biểu tượng cho sức mạnh phi thường. Dưới thời phong kiến, rồng còn là biểu tượng của vua chúa. Hình ảnh rồng được gặp ở hầu hết các công trình có ý nghĩa về tâm linh như đình chùa, miếu mạo. Dân tộc ta tự xem mình là con Rồng cháu Tiên, và hình ảnh rồng trong văn hóa Việt Nam cũng khác so với Trung Hoa.

    Rồng thời Lý

    Rồng thời Lý

  23. Phượng hoàng
    Một loài chim trong thần thoại Trung Quốc và các nước chịu ảnh hưởng. Trước đây, con trống được gọi là Phượng (hay phụng) còn con mái được gọi là Hoàng, nhưng ngày nay thì sự phân biệt đực, cái đã gần như không còn, và phượng hoàng được xem là giống cái, trong khi rồng được xem là giống đực. Phượng hoàng là vua của các loài chim, tượng trưng cho sự thanh cao.

    Một hình vẽ chim phượng hoàng

    Một hình vẽ chim phượng hoàng

  24. Đàng
    Đường, hướng (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
  25. Cất vừa có nghĩa nhấc lên (như trong cất cánh, cất vó) vừa có nghĩa mang bỏ vào một chỗ (như trong cất giấu).
  26. Cá thu
    Loại cá biển, thân dài, thon, không có hoặc có rất ít vảy. Từ cá thu chế biến ra được nhiều món ăn ngon.

    Cá thu

    Cá thu

  27. Cá nheo
    Miền Bắc gọi là cá leo, một loài cá thuộc họ cá da trơn, có thân rất dài và dẹp. Thân và đầu không có vảy. Đầu khá to, dẹp đứng ở phần mõm. Miệng rộng, rạch miệng xiên dài kéo qua khỏi mắt, có hai đôi râu.

    Cá nheo

    Cá nheo