Ca dao Mẹ

Cùng thể loại:

Có cùng từ khóa:

Chú thích

  1. Canh cửi
    Sợi chỉ dọc (canh hoặc kinh) trên Khung cửi">khung dệt (cửi). Chỉ công việc dệt vải, dệt lụa.

    Dệt cưởi

    Dệt cửi

  2. Lọ là
    Chẳng lọ, chẳng cứ gì, chẳng cần, hà tất (từ cũ).

    Bấy lâu đáy bể mò kim,
    Là nhiều vàng đá phải tìm trăng hoa?
    Ai ngờ lại họp một nhà,
    Lọ là chăn gối mới ra sắt cầm!

    (Truyện Kiều)

  3. Thiên
    Đơn vị đo lường thóc gạo. Mỗi thiên bằng một trăm giạ.
  4. "Tinh thần khoa trương, tự hào của người lưu dân cũng được thấy biểu lộ trong ngôn ngữ thường nhật bằng cách ngoa ngữ, nghĩa là họ nói quá đi. (...) Thí dụ như 10 giạ lúa thì gọi là "một trăm lúa"; còn 100 giạ thì gọi là "một thiên lúa", tức 1000 giạ." (Văn truyền khẩu trên đất Đồng Nai - Nguyễn Văn Hầu)
  5. Nhiêu
    Chức vị ở làng xã thời phong kiến, thường phải bỏ tiền ra mua để được quyền miễn tạp dịch.
  6. Rày
    Nay, bây giờ (phương ngữ).
  7. Chàng ràng
    Quanh quẩn, vướng bận, chậm chạp (để kéo dài thời gian hoặc gây chú ý).
  8. Rau chành
    Rau vặt vãnh (phương ngữ Bắc Trung Bộ).
  9. Mâm gành cỗ gơ
    Mâm gỗ, cỗ được xếp thành nhiều tầng (phương ngữ Bắc Trung Bộ).
  10. Tùng
    Cây thuộc họ thông, thân và tán có dáng đẹp. Tùng có rất nhiều loại, có loại cao lớn, cũng có loại làm cảnh nhỏ. Theo quan điểm Nho giáo, cây tùng thường được ví với lòng kiên trinh, người quân tử.

    Loại tùng bách mọc trên núi

    Loại tùng bách mọc trên núi

  11. Lựu
    Một loại cây ăn quả có hoa màu đỏ tươi, thường nở vào mùa hè. Quả khi chín có màu vàng hoặc đỏ, trong có rất nhiều hạt tròn mọng, sắc hồng trắng, vị ngọt thơm. Vỏ, thân, rễ lựu còn là những vị thuốc Đông y.

    Dưới trăng quyên đã gọi hè
    Đầu tường lửa lựu lập lòe đâm bông

    (Truyện Kiều)

    Trong ca dao tục ngữ, hình ảnh đào, lựu, mận, ... thường được dùng với tính ước lệ để chỉ đôi lứa yêu nhau.

    Hoa lựu

    Hoa lựu

    Quả lựu

    Quả lựu

  12. Nho sĩ
    Người theo học chữ Nho, đạo Nho. Thường dùng để chỉ học trò thời xưa.
  13. Nghiên
    Đồ dùng để mài mực hoặc son khi viết chữ Hán hoặc gần đây là thư pháp.

    Bút và nghiên mực Tàu

    Bút và nghiên mực Tàu

  14. Bảng vàng
    Từ chữ kim bảng 金榜, chỉ tấm biển đề tên những thí sinh thi đỗ dưới thời phong kiến. "Chiếm bảng vàng" hay "giật bảng vàng" vì thế nghĩa là thi cử đỗ đạt.
  15. Quế hòe
    Đời Ngũ đại (Trung Quốc) ở hạt Yên Sơn có người tên là Đậu Vũ Quân sinh được năm người con đều đỗ đạt, người đời gọi là Yên Sơn ngũ quế (năm cây quế ở Yên Sơn). Đến đời Tống lại có Vương Hựu trồng trước sân ba cây hòe, nguyện rằng "Con ta sau sẽ làm quan tam công," về sau quả nhiên con là Vương Đán làm đến tể tướng. "Quế hòe" (hoặc sân quế sân hòe) vì thế chỉ việc con cái phát đạt.
  16. Cống
    Học vị dành cho những người thi đỗ khoa thi Hương dưới chế độ phong kiến.

    Nào có ra gì cái chữ Nho
    Ông Nghè, ông Cống cũng nằm co

    (Chữ Nho - Tú Xương)

  17. Nghè
    Tên gọi dân gian của học vị Tiến sĩ dưới chế độ phong kiến.
  18. Vinh quy
    Trở về một cách vẻ vang (thường nói về người thi đỗ các khoa thi xưa kia). Từ này thường được dùng trong cụm "vinh quy bái tổ" (trở về bái lạy tổ tiên).

    Chồng tôi cưỡi ngựa vinh quy
    Hai bên có lính hầu đi dẹp đường.
    Tôi ra đón tận gốc bàng
    Chồng tôi xuống ngựa, cả làng ra xem.

    (Thời trước - Nguyễn Bính)

  19. Chúc minh
    Sáng rỡ (chúc 燭 là ngọn đuốc).
  20. Lâm Xuyên
    Còn gọi là làng Lầm, một làng nay thuộc xã Tam Hồng, huyện Yên Lạc, tỉnh Vĩnh Phúc. Làng trước có nghề dệt vải vuông, nhưng vải xấu.
  21. Chòi mòi
    Còn gọi tòi mòi, chồi mòi, chu mòi, châm mòi, chua mòi, chóp mòi, mà ca, xô con, cây gỗ nhỏ thuộc họ Thầu dầu, cao 3-10 m, nhánh cong queo, mọc hoang ở vùng rừng thưa và đôi khi ở đồng bằng. Vỏ, cành con, lá chòi mòi dùng làm vị thuốc Đông y chữa đau đầu, tiêu chảy, làm thuốc bổ cho phụ nữ mới sinh, giúp điều kinh.

    Cây chòi mòi

    Cây chòi mòi

  22. Minh Phú
    Tên một xã thuộc huyện Sóc Sơn, Hà Nội.
  23. Ngòi
    Đường nước nhỏ chảy thông với sông hoặc đầm, hồ.
  24. Vàng mười
    Vàng nguyên chất.
  25. Tằm
    Còn gọi là tằm tơ, ấu trùng của loài bướm tằm. Tằm ăn lá dâu tằm và nhả tơ thành kén. Tằm đã sẵn sàng nhả tơ được gọi là tằm chín, có màu vàng óng hoặc đỏ nâu bóng, trong suốt. Tơ tằm dùng để dệt lụa và có giá trị kinh tế cao.

    Tằm đang ăn lá dâu

    Tằm đang ăn lá dâu

    Kén tằm

    Kén tằm

  26. Canh
    Đơn vị tính thời gian ban đêm ngày xưa. Người xưa chia một đêm ra thành năm canh (đêm năm canh, ngày sáu khắc). Theo đó, canh một là giờ Tuất (19-21h), canh hai là giờ Hợi (21-23h), canh ba là giờ Tí (23h-1h sáng), canh tư là giờ Sửu (1h-3h), canh năm là giờ Dần (3h-5h). Mỗi lúc sang canh thường có trống điểm, gọi là trống canh.
  27. Vùa
    Một loại đồ đựng bằng sành hoặc đất nung. Ở một số địa phương Nam Bộ, người ta cũng gọi cái gáo (dừa) múc nước là vùa.

    Từ này cũng được phát âm thành dùa.

  28. Sào
    Một đơn vị đo diện tích cũ ở nước ta trước đây. Tùy theo vùng miền mà sào có kích thước khác nhau. Một sào ở Bắc Bộ là 360 m2, ở Trung Bộ là 500 m2, còn ở Nam Bộ là 1000 m2.
  29. Lồng mốt, lồng hai
    Có nơi gọi là "long mốt, long hai," hai kiểu đan nan tre hoặc mây. "Lồng mốt" hay "lồng một" là cách đan lồng từng sợi nan lẻ, dùng để đan các loại rổ rá thưa, lớn. Lồng hai (còn gọi là lồng đôi) là cách đan lồng từng cặp sợi nan, để đan rổ nhỏ, nan khít. Đan lồng mốt đòi hỏi kĩ thuật cao hơn đan lồng hai.

    Đan lồng mốt (trái) và lồng hai

    Đan lồng mốt (trái) và lồng hai

  30. Quan
    Đơn vị tiền tệ cổ của nước ta dùng đến đầu thế kỷ 20. Đối với tiền quý (cổ tiền), một quan bằng 60 tiền (600 đồng kẽm). Với tiền gián (sử tiền), một quan bằng 360 đồng kẽm.
  31. Xa
    Đồ dùng để kéo sợi dệt vải.
  32. Phường
    Nhóm người, bọn (thường dùng với nghĩa thiếu tôn trọng).

    Con này chẳng phải thiện nhân
    Chẳng phường trốn chúa, thì quân lộn chồng

    (Truyện Kiều)

  33. Hòa An
    Một xã thuộc thành phố Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp. Vùng này trước kia có nghề trồng và làm thuốc lá với thương hiệu thuốc lá Hòa An nổi tiếng một thời, nay không còn.