Toàn bộ nội dung
-
-
Thuyền về Đại Lược
Thuyền về Đại Lược
Duyên ngược Kim Long
Đến nơi đây là ngả rẽ của lòng
Biết nơi mô bến đục, bến trong cho em nhờ?Dị bản
Tình về Đại Lược
Duyên ngược Kim Long
Đến đây là chỗ rẽ của lòng
Gặp nhau còn biết trên sông bến nàoThuyền về Đại Lược
Duyên ngược Kim Long
Đến nơi đây là chổ rẽ của dòng
Bạn về quê bạn biết gửi lòng về mô
-
Chưa học bò đã lo học chạy
Chưa học bò đã lo học chạy
-
Áo ngắn rũ chẳng nên dài
Áo ngắn rũ chẳng nên dài
-
Thân lừa ưa nặng
Thân lừa ưa nặng
-
Chó cậy gần nhà, gà cậy gần chuồng
Chó cậy gần nhà
Gà cậy gần chuồngDị bản
Chó ỷ thế nhà
Gà ỷ thế vườn
-
Mật ngọt chết ruồi
Mật ngọt chết ruồi
-
Tránh vỏ dưa gặp vỏ dừa
Tránh vỏ dưa gặp vỏ dừa
-
Kén cá chọn canh
Kén cá chọn canh
-
Chuông có gõ mới kêu
Dị bản
Chuông có đấm mới kêu
Đèn có khêu mới tỏ
-
Đứng núi này trông núi nọ
Đứng núi này trông núi nọ
-
Được voi đòi tiên
-
Té nước theo mưa
Té nước theo mưa
Dị bản
Tát nước theo mưa
-
Theo voi ăn bã mía
Theo voi ăn bã mía
-
Mượn gió bẻ măng
Mượn gió bẻ măng
Dị bản
Lựa gió bẻ măng
Nhờ gió bẻ măng
Thừa gió bẻ măng
-
Gió chiều nào che chiều ấy
Gió chiều nào che chiều ấy
Dị bản
Gió chiều nào theo chiều nấy
-
Gần tre che một phía
-
Cờ đến tay ai người ấy phất
Cờ đến tay ai người ấy phất
-
Mềm nắn, rắn buông
Mềm nắn, rắn buông
-
Kẻ cắp gặp bà già
Kẻ cắp gặp bà già
Dị bản
Kẻ cắp, bà già gặp nhau
Chú thích
-
- Chợ Đại Lược
- Cũng gọi là chợ Đại Lộc, một trong hai chợ lớn nhất làng Đại Lộc, xã Điền Lộc, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên-Huế.
-
- Kim Long
- Tên một ngôi làng thuộc đất Hà Khê, phía Tây thành nội Huế. Năm 1636, chúa Nguyễn lúc bấy giờ là Nguyễn Phước Lan dời phủ đến xứ này và đổi tên Hà Khê thành Kim Long (rồng vàng). Làng Kim Long thành phủ Kim Long. Phủ Kim Long tồn tại 51 năm, sau đó năm 1687, phủ chính được dời về làng Phú Xuân. Tên Kim Long hiện nay được dùng khá phổ biến tại vùng Kim Long xưa như: phường Kim Long, đình Kim Long, cầu Kim Long, chợ Kim Long, bến đò Kim Long, và đường Kim Long.
Trước đây vùng đất này có tên là Kim Luông. Theo học giả An Chi, chữ Luông trong địa danh này chính là âm gốc của chữ Long (rồng).
-
- Mô
- Đâu, nào (phương ngữ Trung Bộ).
-
- Khêu
- Dùng một vật có đầu nhọn để kéo cho tim đèn trồi lên. Đèn ngày xưa đốt bằng dầu, dùng bấc. Để đèn cháy sáng thì thỉnh thoảng phải khêu bấc. Bấc đèn cũng gọi là khêu đèn.
-
- Rạng
- Sáng tỏ.
-
- Trong tiếng địa phương Nghệ Tĩnh, các con giống nặn bằng bột màu bán ở chợ làm đồ chơi cho trẻ em, có nơi gọi chung là voi. Trẻ em địa phương có thể gọi là voi, tên chung cho các con giống (miền Bắc còn có nơi gọi là tò he), hoặc gọi tên riêng của từng con giống: voi, ngựa, gà, vịt, ông tiên...Thường trong các mẹt hàng đồ chơi này ở nông thôn, voi là con giống phổ biến hơn cả. “Voi” ở đây không to lớn gì hơn so với các con giống khác, do đó cũng không đắt tiền hơn. Duy chỉ có tiên là loại con giống hiếm hơn, và dĩ nhiên là cũng đắt tiền hơn. Cho nên “được voi đòi tiên” ban đầu có thể chỉ là câu trách các em bé có tính hay vòi vĩnh đối với thứ quà quê cụ thể đó.