Lấy chồng cho đáng tấm chồng
Bõ công trang điểm má hồng răng đen
Toàn bộ nội dung
-
-
Ông Trăng mà lấy bà Trời
-
Cái bống là cái bống bình
Cái bống là cái bống bình
Thổi cơm nấu nướng một mình mồ hôi
Sáng ngày có khách đến chơi
Cơm ăn rượu uống cho vui lòng chồng
Rạng ngày ăn uống vừa xong
Tay nhấc mâm đồng, tay giải chiếu hoa
Nhịn miệng đãi khách đằng xa
Ấy là của gửi chồng ta ăn đàngDị bản
Cái bống là cái bống bình
Thổi cơm nấu nướng một mình bống ăn
Trong nhà cho chí ngoài sân
Mọi việc xếp đặt lần lần mới thôi
Rạng ngày có khách đến chơi
Cơm ăn rượu uống cho vui lòng chồng
Mọi người ăn uống đã xong
Tay nhấc mâm đồng, tay trải chiếu hoa
Nhịn miệng đãi khách đằng xa
Ấy là của gửi chồng ta ăn đàng
-
Làm trai lấy được vợ hiền
-
Có lòng xin tạ ơn lòng
Có lòng xin tạ ơn lòng
Đừng qua lại nữa mà chồng em ghen -
Cây khô xuống nước cũng khô
-
Thân em như cánh hoa hồng
Thân em như cánh hoa hồng
Lấy phải thằng chồng như cứt bò khô. -
Lúa chiêm lấp ló đầu bờ
-
Sống thì con chẳng cho ăn
Sống thì con chẳng cho ăn
Chết thì xôi thịt làm văn tế ruồi -
Chiều chiều cắp rổ hái rau
-
Trên trời biết mấy ông sao
-
Có chồng năm ngoái năm xưa
Có chồng năm ngoái năm xưa
Năm nay chồng bỏ như chưa có chồng -
Uốn cây từ thuở còn non
Uốn cây từ thuở còn non
Dạy con từ thuở con còn ngây thơ -
Cá không ăn muối cá ươn
-
Chiều chiều chim vịt kêu chiều
-
Anh đi em ở lại nhà
-
Trai khôn kén vợ chợ đông
-
Chồng lớn vợ bé thì xinh
Chồng lớn vợ bé thì xinh
Chồng bé vợ lớn ru tình chị em. -
Trăm năm ước bạn chung tình
Trăm năm ước bạn chung tình
Trên trời dưới đất, có mình có ta.Dị bản
Trăm năm ước nguyện chung tình
Trên trời dưới đất có mình với ta
-
Xin ai chớ tính thiệt hơn
Chú thích
-
- Răng đen
- Người xưa có phong tục nhuộm răng đen. Từ điển Văn hoá cổ truyền Việt Nam, Nhà xuất bản Thế giới, 2002, trang 511, nói về nhuộm răng như sau:
"Phong tục người Việt cổ coi răng càng đen càng đẹp. Trước khi nhuộm đen phải nhuộm đỏ. Thuốc nhuộm răng đỏ là cánh kiến đỏ trộn với rượu rồi đun quánh như bột nếp. Quét bột này lên mảnh lá chuối hột ấp vào răng trước khi đi ngủ. Làm nhiều lần cho đến khi hàm răng bóng ánh nổi màu cánh gián. Thuốc nhuộm đen: phèn đen, vỏ lựu khô, quế chi, hoa hồi, đinh hương nghiền nhỏ, hòa giấm hoặc rượu, đun cho quánh như hồ dán. Quét lên lá chuối đắp lên răng như nhuộm đỏ. Từ 5 đến 7 ngày thuốc mới bám vào răng, nổi màu đen thẫm rồi đen bóng. Súc miệng bằng nước cốt dừa. Kiêng ăn thịt mỡ, cua cá, vật cứng, nóng. Có khi chỉ nuốt cơm hoặc húp cháo. Kể cả nhuộm đỏ và đen, thời gian kéo dài đến nửa tháng."
-
- Cheo
- Khoản tiền nhà trai nạp cho làng xã bên nhà gái khi làm lễ dạm hỏi theo tục lệ xưa.
-
- Sỏ
- Đầu gia súc khi đã làm thịt.
-
- Quan viên
- Chỉ chung những người có địa vị hoặc chức vụ trong làng xã.
-
- Đàng
- Đường, hướng (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
-
- Vượt Vũ môn
- Ở thượng lưu sông Hoàng Hà (giữa huyện Hà Tân, Sơn Tây và Hán Thành, Thiểm Tây, Trung Quốc) có mõm đá như hình cái cửa. Tương truyền thời thượng cổ vua Vũ nhà Hạ trị thủy đã đục phá mõm đá này cho rộng ra, nên gọi là Vũ môn (cửa vua Vũ), cũng gọi là Cửa Vũ hay Cửa Võ. Theo Tam Tần Ký và Thủy Kinh Chú thì Vũ môn có sóng dữ, hàng năm vào tiết tháng ba cá chép khắp nơi kéo về vượt qua Vũ môn, con nào nhảy qua được thì hóa rồng. Nhân đó, cửa Vũ dùng chỉ chốn trường thi và thi đỗ gọi là vượt Vũ môn.
Theo Đại Nam nhất thống chí thì ở nước ta cũng có Vũ môn ở dãy núi Khai Trường huyện Hương Khê, Hà Tĩnh. Đây là dòng suối có ba bậc. Tương truyền hàng năm đến tháng 4 mưa to, có nước nguồn thì cá chép ngược dòng chảy qua Vũ môn để hóa rồng.
-
- Mô
- Đâu, nào (phương ngữ Trung Bộ).
-
- Chiêm
- (Lúa hay hoa màu) gieo cấy ở miền Bắc vào đầu mùa lạnh, khô (tháng mười, tháng mười một) và thu hoạch vào đầu mùa nóng, mưa nhiều (tháng năm, tháng sáu), phân biệt với mùa. Đây cũng là cách gọi tắt của "lúa chiêm." Theo sách Vân Đài Loại Ngữ của Lê Quý Đôn, người Việt trước đây đã học cách trồng một số giống lúa gieo vào mùa đông, thu hoạch vào mùa hạ từ người Chiêm Thành, nên gọi là lúa chiêm hay lúa chăm.
-
- Ngó
- Nhìn, trông (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
-
- Sông Mã
- Tên một con sông lớn bắt nguồn từ huyện Sông Mã, tỉnh Sơn La, nhưng chủ yếu chảy qua địa phận tỉnh Thanh Hóa. Sông còn có các tên gọi khác như sông Cả, sông Mạ (Mẹ), Lỗi Giang.
-
- Cưỡng
- Cãi lại, không chịu khuất phục (từ Hán Việt).
-
- Chim vịt
- Một loại chim thường gặp ở các vùng đồng quê nước ta. Chim trống trưởng thành dài khoảng một gang tay, có màu xám nâu ở phần trên và màu cam ở dưới bụng, đầu có màu xám kéo xuống đến phần trên của ngực. Lông đuôi của chúng có những khuyên màu trắng trên nền đen hay nâu sẫm. Chân và bàn chân có màu vàng, mắt đỏ, mỏ thường có màu nâu sẫm, gốc mỏ màu vàng nhạt, mép mỏ hơi hồng. Chim mái trông tương tự như chim trống nhưng thiên về tông màu nâu.
Tiếng gù của chim vịt trống gồm một chuỗi âm vực tăng dần từ thấp đến cao rồi lại giảm dần xuống thấp với khoảng 11-12 âm vực khác nhau, nghe rất thê lương, buồn bã.
-
- Chín chiều
- Xem chú thích Chín chữ cù lao.
-
- Ba quân
- Người xưa chia quân đội thành ba cánh quân: tả quân (bên trái), trung quân (chính giữa) và hữu quân (bên phải), hoặc thượng quân (phía trên), trung quân, hạ quân (phía dưới), hoặc tiền quân (phía trước), trung quân, hậu quân (phía sau). Ba quân vì vậy chỉ quân đội nói chung, và chốn ba quân chỉ nơi chiến trường.
-
- Mận
- Loại cây mọc nhiều ở vùng rừng núi phía Bắc, hoa trắng, nở vào mùa xuân. Quả mận vị chua ngọt, có loại vỏ màu tím, xanh nhạt, vàng, hay đỏ. Các bộ phận của cây mận như quả, rễ, nhựa, lá, nhân hạt... đều có tác dụng chữa bệnh.
Trong ca dao tục ngữ, hình ảnh đào, lựu, mận, mơ... thường được dùng với tính ước lệ để chỉ đôi lứa yêu nhau.
-
- Lạt
- Nhạt (khẩu ngữ Trung và Nam Bộ).
-
- Đào
- Loại cây mọc nhiều ở vùng rừng núi phía Bắc, cũng được trồng để lấy quả hay hoa. Hoa đào nở vào mùa xuân, là biểu tượng của mùa xuân và ngày Tết ở miền Bắc. Quả đào vị ngọt hoặc chua, mùi thơm, vỏ quả phủ một lớp lông mịn. Đào xuất hiện rất nhiều trong văn học cổ Trung Quốc và các nước đồng văn. Trong ca dao tục ngữ, hình ảnh đào, lựu, mận, mơ... thường được dùng với tính ước lệ để chỉ đôi lứa yêu nhau.