Sướng gì hơn sướng làm lành,
Như bao nhiêu của để dành bấy nhiêu.
Toàn bộ nội dung
-
-
Ăn ở thiện có thiện thần biết, ăn ở ác có ác thần hay
Ăn ở thiện có thiện thần biết,
Ăn ở ác có ác thần hay. -
Đời trước đắp nấm, đời sau ấm mồ
Đời trước đắp nấm, đời sau ấm mồ.
-
Rậm người hơn rậm của
Rậm người hơn rậm của
Dị bản
-
Lấy điều ăn ở dạy con
-
Dương trần phải ráng làm hiền
-
Bên trái thẳng, bên phải chùng
Bên trái thẳng, bên phải chùng,
Cả hai cùng thẳng thì cùng đứt dây. -
Đất kẻ Giàn, quan Kẻ Vẽ
-
Ai ơi chớ lấy Kẻ La
-
Vừa quen thì lại vừa già
-
Mười ba trăng lặn gà kêu
Mười ba trăng lặn gà kêu
Mười bốn trăng lặn gà đều gáy ran. -
Nuôi vịt, vịt đẻ trứng ra
Nuôi vịt, vịt đẻ trứng ra,
Có công nuôi gà, gà gáy cho nghe -
Gà ba lần vỗ cánh mới gáy, người ba lần ngẫm nghĩ mới nói
Gà ba lần vỗ cánh mới gáy
Người ba lần ngẫm nghĩ mới nói. -
Ai nuôi con gà trống con gà vàng
Ai nuôi con gà trống con gà vàng
Nửa đêm dậy gáy cho nàng nấu cơm -
Con chim trên núi, con gà dưới suối
-
Bảo quét sân đánh chết ba gà, bảo đi quét nhà đánh chết ba chó
Bảo quét sân đánh chết ba gà,
Bảo đi quét nhà đánh chết ba chó -
Gà về bới nát cỏ sân
Gà về bới nát cỏ sân,
Mèo buồn lại chạy kiếm ăn ngõ ngoài
Chó nằm hè gặm vỏ khoai,
Lợn ngồi ủi đất ngậm hơi gầy gò -
Gà khôn gà chẳng đá lang
Gà khôn gà chẳng đá lang,
Gái khôn gái chẳng bỏ làng gái đi -
Gà con ta để ta nuôi
Gà con ta để ta nuôi,
Đến mai ta gả con chó cụt đuôi cho mày -
Chỉ vì một chiếc thuyền mây
Chú thích
-
- Rậm người hơn rậm cỏ
- Thà có đông người ở còn hơn bỏ hoang.
-
- Tiết khí
- Gọi tắt là tiết, một khái niệm về thiên văn bắt nguồn từ Trung Quốc. Tiết khí là 24 điểm đặc biệt trên quỹ đạo của Trái Đất xung quanh Mặt Trời, mỗi điểm cách nhau 15°, khoảng cách kề nhau giữa hai tiết khí là 14-16 ngày. Tiết khí có mối liên quan gần gũi với các yếu tố khí hậu, thời tiết ở các nước nông nghiệp. Hiểu theo nghĩa rộng, tiết còn chỉ một khoảng thời gian, thời cuộc.
-
- Nghĩa nhân
- Cũng viết nhân nghĩa, nghĩa là "lòng yêu thương người (nhân) và biết làm điều phải (nghĩa)." Hiểu rộng là đạo nghĩa sống ở đời.
-
- Trung Kính Hà
- Tên Nôm là kẻ Giàn, một làng nay thuộc địa phận quận Cầu Giấy, Hà Nội. Đây là một làng thuần nông, nhiều ruộng đất, giỏi thâm canh.
-
- Đông Ngạc
- Tên nôm là làng Vẽ hay kẻ Vẽ, một làng cổ ở nằm sát chân cầu Thăng Long, thuộc huyện Từ Liêm, cách trung tâm Hà Nội khoảng 10 km. Đông Ngạc được coi là một trong những làng cổ nhất của Hà Nội. Làng còn được gọi là "làng tiến sĩ" do có rất nhiều vị tiến sĩ Hán học và Tây học, đồng thời nổi tiếng với nghề truyền thống là làm nem.
-
- La Cả
- Tên Nôm là kẻ La, một làng nay thuộc địa phận phường Dương Nội, Hà Đông, Hà Nội, nằm trong vùng “Bảy làng La ba làng Mỗ” ở phía tây thành Thăng Long xưa. La Cả từ xưa nổi tiếng là vùng quê có truyền thống hiếu học và khoa bảng, là một trong “tứ danh hương” của huyện Từ Liêm ngày trước. Theo các nguồn tài liệu thì làng có 7 người đỗ đại khoa qua các kỳ thi trong chế độ phong kiến.
-
- Dưa khú
- Dưa muối lâu bị thâm lại và có mùi, ăn dở hoặc không ăn được.
-
- Canh
- Đơn vị tính thời gian ban đêm ngày xưa. Người xưa chia một đêm ra thành năm canh (đêm năm canh, ngày sáu khắc). Theo đó, canh một là giờ Tuất (19-21h), canh hai là giờ Hợi (21-23h), canh ba là giờ Tí (23h-1h sáng), canh tư là giờ Sửu (1h-3h), canh năm là giờ Dần (3h-5h). Mỗi lúc sang canh thường có trống điểm, gọi là trống canh.
-
- Thục nữ
- Người con gái hiền dịu, nết na (từ Hán Việt).
-
- Bể ái
- Biển tình. Chỉ tình yêu thương chứa chan như biển.
-
- Trúc
- Một loại cây giống tre, mọc thành bụi, lá nhỏ và thưa hơn lá tre. Do trúc có dáng đẹp nên được trồng làm cây cảnh. Trong văn chương ngày xưa, trúc thường được dùng tượng trưng cho hình ảnh người quân tử, hoặc người con gái.
-
- Xoan
- Một loại cây được trồng nhiều ở các vùng quê Việt Nam, còn có tên là sầu đâu (đọc trại thành thầu đâu, thù đâu), sầu đông... Cây cao, hoa nở thành từng chùm màu tím nhạt, quả nhỏ hình bầu dục (nên có cụm từ "hình trái xoan"). Xoan thường được trồng lấy gỗ, vì gỗ xoan không bị mối mọt.