Làm người phải biết cương thường
Xem trong ngũ đẳng quân vương đứng đầu
Thờ cha kính mẹ trước sau
Anh em hòa thuận mới hầu làm nên
Vợ chồng đạo nghĩa cho bền
Bạn bè chung thủy, dưới trên đàng hoàng
Toàn bộ nội dung
-
-
Lạy trời, lạy Phật cho tóc mau dài
Lạy trời, lạy Phật cho tóc mau dài
Bao giờ tóc chấm ngang vai
Thì ta kết nghĩa thành hai vợ chồng -
Đường còn đi xuống đi lên
-
Vì cam cho quýt đèo bòng
-
Đã thành gia thất thì thôi
-
Anh hùng đoái đến thuyền quyên
-
Đi đâu có anh có tôi
Đi đâu có anh có tôi
Người ta mới biết là đôi vợ chồng -
Đạo vợ chồng anh phải xét cho xa
-
Ngọc sa xuống biển ngọc chìm
-
Ngọc nhìn lâu sẽ tìm thấy vết
Ngọc nhìn lâu sẽ tìm thấy vết
Hoa để gần sẽ hết mùi hương
Xa nhau mong ước mơ màng
Gần nhau rồi sẽ phụ phàng biết đâu -
Ngó lên trời không cao không thấp
-
Ngó lên hòn đá có lá tía tô
-
Anh em xem mặt cho vay
Anh em xem mặt cho vay
-
Anh em khinh trước, làng nước khinh sau
Anh em khinh trước, làng nước khinh sau
Dị bản
Anh em kính trước, làng nước kính sau
Anh em lo trước, làng nước lo sau
-
Làm chị phải lành, làm anh phải khó
Làm chị phải lành
Làm anh phải khó -
Trai phải hơi vợ như cò bợ gặp mưa
-
Chê chồng trước đánh đau, gặp chồng sau mau đánh
Chê chồng trước đánh đau
Gặp chồng sau mau đánh -
Thuyền mạnh về lái, gái mạnh về chồng
Thuyền mạnh về lái
Gái mạnh về chồng -
Đói bụng chồng, đau lòng vợ
Đói bụng chồng, đau lòng vợ
-
Một chữ kính mẹ, một chữ thờ cha
Một chữ kính mẹ, một chữ thờ cha
Dẫu mà trăng xế, bóng anh qua cũng đành
Chú thích
-
- Cương thường
- Cũng đọc là cang thường, cách nói tắt của tam cương ngũ thường, một khái niệm về đạo lí của Nho giáo trong chế độ phong kiến dành cho nam giới. Tam cương nghĩa là ba giềng mối (cương là đầu mối của lưới, nắm được cương thì các mắt lưới sẽ giương lên), gồm có quân thần (vua tôi), phụ tử (cha con), và phu phụ (chồng vợ). Ngũ thường (năm đức tính phải có) gồm: Nhân (đức khoan dung), lễ (lễ độ), nghĩa (đạo nghĩa), trí (trí tuệ) và tín (lòng thành thật).
Trong ca dao - dân ca, đạo cang thường thường dùng để chỉ tình cảm vợ chồng.
-
- Ngũ đẳng
- Năm đẳng cấp phong cho quan chức thời phong kiến, theo thứ tự từ trên xuống thấp là công, hầu, bá, tử, nam. Trên ngũ đẳng là vương. Cách phân cấp này bắt nguồn từ Trung Hoa cổ đại.
-
- Hầu
- Mong (thực hiện được điều gì đó).
-
- Qua
- Từ người lớn dùng để tự xưng một cách thân mật với người nhỏ, hoặc cách tự xưng có đôi chút tính chất khách quan, nhưng thân tình (Từ điển từ ngữ Nam Bộ - Huỳnh Công Tín).
-
- Bậu
- Cũng nói là em bậu, tiếng gọi người tiếp chuyện với mình, khác giới tính, có ý thương mến, thân mật. Cách xưng hô "qua, bậu" thường được dùng trong quan hệ vợ chồng, người yêu (phương ngữ Nam Bộ).
-
- Đèo bòng
- Mang lấy vào mình cái làm cho vương vấn, bận bịu thêm (thường nói về tình cảm yêu đương).
-
- Gia thất
- Vợ chồng. Theo Thiều Chửu: Vợ gọi chồng là gia 家, cũng như chồng gọi vợ là thất 室. Vợ chồng lấy nhau vì thế gọi là “thành gia thất.”
-
- Đoái
- Nghĩ tới, nhớ tới.
-
- Thuyền quyên
- Gốc từ chữ thiền quyên. Theo từ điển Thiều Chửu: Thiền quyên 嬋娟 tả cái dáng xinh đẹp đáng yêu, cho nên mới gọi con gái là thiền quyên.
Trai anh hùng, gái thuyền quyên
Phỉ nguyền sánh phượng, đẹp duyên cưỡi rồng
(Truyện Kiều)
-
- Lục Vân Tiên
- Tên nhân vật chính, đồng thời là tên tác phẩm truyện thơ Nôm nổi tiếng của Nguyễn Đình Chiểu (1822-1888), được sáng tác theo thể lục bát vào đầu những năm 50 của thế kỷ 19, đề cao đạo lý làm người. Lục Vân Tiên là một chàng trai khôi ngô tuấn tú, tài kiêm văn võ, cùng với Kiều Nguyệt Nga, một người con gái chung thủy, đức hạnh trải qua nhiều sóng gió nhưng cuối cùng cũng đạt được hạnh phúc.
Đối với người dân Nam Bộ, truyện Lục Vân Tiên có sức ảnh hưởng rất lớn, được xem là hơn cả Truyện Kiều của Nguyễn Du.
-
- Kiều Nguyệt Nga
- Tên nhât vật nữ chính trong truyện thơ Lục Vân Tiên. Kiều Nguyệt Nga là một người con gái xinh đẹp, đức hạnh, được Vân Tiên cứu thoát khỏi tay bọn cướp Phong Lai. Nghe tin Vân Tiên chết, nàng đã ôm bức hình Vân Tiên nhảy xuống sông tự vẫn, nhưng được Phật Bà đưa dạt vào vườn hoa nhà họ Bùi. Bùi Kiệm ép nàng lấy hắn. Nàng trốn đi, nương tựa nhà một bà lão dệt vải. Sau này khi Vân Tiên dẹp giặc Ô Qua, đi lạc vào rừng đã gặp lại Nguyệt Nga, hai người sống sum vầy hạnh phúc.
Kiều Nguyệt Nga được người dân Nam Bộ xem là biểu tượng của lòng chung thủy.
-
- Thất ngôn
- Lỡ lời (từ Hán Việt).
-
- Chư hầu
- Tên gọi chung của những vua chúa cấp dưới bị phụ thuộc, phải phục tùng vua chúa lớn mạnh hơn. Những nhà quý tộc do một hoàng đế phong tước để cai trị một vùng đất cũng gọi là chư hầu.
-
- Tía tô
- Một loại cây thảo, lá có màu tía, mùi hơi hăng, dùng làm gia vị, pha trà, hoặc làm vị thuốc dân gian.
-
- Cò bợ
- Một giống cò có mỏ vàng với đầu mỏ đen, chân và mắt màu vàng. Bình thường cò bợ có bộ lông màu xám, đến mùa sinh sản thì chuyển sang màu đỏ, xanh và trắng.