Muốn ăn cơm trắng cá trê
Muốn đội nón tốt thì về làng Chuông
Toàn bộ nội dung
-
-
Tiếng đồn ông xã Hà Lờ
-
Thằng Cuội ngồi gốc cây đa
-
Chiền chiện làm tổ nhành dâu
Dị bản
Chiền chiện làm tổ cây dâu
Ai bắt được nó, nó tâu tận rời
-
Mẹ em ăn rở bằng hành
Dị bản
Mẹ em ăn nửa củ hành
Đẻ mày mắt toét, ba vành sơn son
-
Mèo nằm bồ lúa khoanh đuôi
-
Nuôi con chẳng quản chi thân
Nuôi con chẳng quản chi thân
Bên ướt mẹ nằm, bên ráo con lăn -
Thương con thì cho roi cho vọt
Thương con thì cho roi cho vọt
Ghét con thì cho ngọt cho bùi
Mai kia con mới nên người
Lớn khôn con nhớ mấy lời răn đe -
Khôn với ngoan, ăn trên ngồi trốc
-
Người ta có năm có mười thì tốt
Người ta có năm có mười thì tốt
Còn tôi sao có một vô duyên
Giận cá chém thớt sao nên
Dâu hiền nên gái, rể hiền nên trai -
Con không chê là cha mẹ khó
Con không chê là cha mẹ khó
Chó không chê là chủ nhà nghèo
Chẳng nên chửi chó mắng mèo
Đừng câu cay nghiệt, chớ điều lả lơi -
Con so về nhà nạ, con rạ về nhà chồng
-
Lấy con xem nạ, lấy gái góa xem đời chồng xưa
-
Quen việc nhà nạ, lạ việc nhà chồng
Quen việc nhà nạ, lạ việc nhà chồng
-
Con có nạ như thiên hạ có vua
-
Rồng rồng theo nạ, quạ theo gà con
-
Ròng ròng theo mẹ sớm trưa
Ròng ròng theo mẹ sớm trưa
Mẹ già chết mất, ai đưa ròng ròng -
Sớm mai trời thổi lất phất
Sớm mai trời thổi lất phất
Chiều thổi gió bấc, em thút thít khóc hoài
Lỡ duyên chịu lỡ, cửa đóng then gài em đợi anh.Dị bản
Sớm mai trời thổi lất phất
Chiều lại thổi bấc em khóc ròng
Lỡ duyên chịu lỡ em đóng cửa phòng chờ anh
-
Người đời lúc thịnh lúc suy
-
Bài này có từ ngữ và/hoặc nội dung nhạy cảm.
Hãy cân nhắc trước khi bấm xem.Ba năm thiếp lộn trở về
Chú thích
-
- Cá trê
- Tên một họ cá da trơn nước ngọt phổ biến ở nước ta. Cá trê có hai râu dài, sống trong bùn, rất phàm ăn. Nhân dân ta thường đánh bắt cá trê để làm các món kho, chiên hoặc gỏi.
-
- Quang Trung
- Một làng nay thuộc xã Phương Trung, huyện Thanh Oai, Hà Nội, có tên nôm là làng Chuông. Làng nổi tiếng với nghề làm nón lá. Chợ làng cũng gọi là chợ Chuông, chuyên bán nón và các nguyên vật liệu làm nón.
-
- Xã
- Người có chức vị trong làng xã ngày xưa.
-
- Hà Lờ
- Một địa danh thuộc quận Hiếu Xương trước đây, nay thuộc thành phố Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên.
-
- Vịt
- Một loại giỏ tre đan theo hình con vịt, dùng để đựng tôm cua, cá...
-
- Cuội
- Một nhân vật trong truyện cổ tích Việt Nam. Chú Cuội (hay thằng Cuội) là một người tiều phu. Cuội có một cây đa thần, lá có khả năng cải tử hoàn sinh. Một hôm vợ Cuội tưới nước bẩn vào gốc cây đa, cây đa trốc gốc bay lên trời. Cuội bám vào rễ đa kéo lại, nhưng cây đa bay lên đến tận cung Trăng. Từ đó trên cung Trăng có hình chú Cuội. (Xem thêm: Sự tích chú Cuội cung trăng).
-
- Sơn ca
- Cũng gọi là chiền chiện, chà chiện ở Quảng Nam hoặc cà lơi ở Huế, một giống chim thuộc họ chim sẻ, có tiếng hót lảnh lót và kiểu bay liệng lạ mắt. Loài này thường làm tổ ở mặt đất hoặc nơi không cao lắm so với mặt đất. Thức ăn chính là côn trùng.
-
- Ăn rở
- (Nói về phụ nữ) Thèm ăn của chua hoặc các thức ăn khác thường khi mới có thai.
-
- Ba vành
- Hiện tượng mắt bị gió cát làm cho toét, tạo thành ba vạnh.
-
- Bồ
- Đồ cỡ lớn đựng thóc lúa, thường đan bằng tre.
-
- Trốc
- Đầu, sọ (phương ngữ).
-
- Con so
- Con đầu lòng.
-
- Nạ
- Mẹ. Theo học giả An Chi, đây là một từ Việt gốc Hán, bắt nguồn từ chữ 女 (nữ).
-
- Thiên hạ
- Toàn bộ mọi vật, mọi người. Đây là một khái niệm có gốc từ Trung Quốc (thiên 天 (trời) hạ 下 (ở dưới), nghĩa đen là "dưới gầm trời").
"Nào ta biết đâu một người như thầy quản đây mà lại có những sở thích cao quý như vậy. Thiếu chút nữa, ta phụ mất một tấm lòng trong thiên hạ." (Chữ người tử tù - Nguyễn Tuân)
-
- Gió mùa Đông Bắc
- Tên gọi dân gian là gió bấc, một loại gió lạnh thổi vào mùa đông, thường kèm theo mưa phùn.
-
- Yếm
- Trang phục mặc trong của phụ nữ ngày xưa. Yếm là một tấm vải hình thoi hoặc hình vuông có sợi dây để quàng vào cổ và buộc vào sau lưng, dùng để che ngực, thường được mặc chung với áo cánh và áo tứ thân. Trong ca dao ta thường gặp hình ảnh yếm đào hay yếm thắm, cùng có nghĩa là yếm màu đỏ.