Toàn bộ nội dung
-
-
Ăn xoài lấy hột mà ương,
-
Yêu nhau vì phận duyên thôi
-
Ai xui vợ vợ chồng chồng
-
Quế càng già càng tốt
Quế càng già càng tốt,
Mía càng dài đốt càng ngon
Anh thương em đặng nghĩa vuông tròn
Mấy sông cũng lội, mấy hòn cũng theo.Dị bản
Quế càng già càng tốt,
Mía nhặt đốt càng ngon,
Anh thương em đặng nghĩa vuông tròn,
Mấy sông cũng lội, mấy nguồn cũng qua.
-
Đánh ông mai cái trót
-
Trên đầu đội sắc vua ban
-
Cốc, cốc, cốc
Cốc, cốc, cốc
Con vỏi, con voi
Cái vòi đi trước
Vì mày phản nước
Ta bẻ mất ngà
Mày bỏ ông bà
Bỏ bầy bỏ bạn
Bỏ cày ruộng cạn
Bỏ cày ruộng sâu
Tham của tham giàu … -
Con nít con nít
-
Mặt trơ trán bóng
Mặt trơ trán bóng
-
Nhà em cao hàng rào em kín
-
Con nghé nhà ta
-
Nước chảy ra, thương cha nhớ mẹ
Nước chảy ra, thương cha nhớ mẹ
Nước chảy vào, thương kẻ mồ côiVideo
-
Nỡ nào dứt nghĩa lìa tình
Nỡ nào dứt nghĩa lìa tình
Đây còn thương tưởng sao mình khiến xa -
Em có ba quan tiền em ngỡ là giàu
-
Nghé ơ nghé ọ
-
Nghé ọ, nghé ơ
Nghé ọ nghé ơ
Con nghé nhà ta
Như bông như hoa
Như gà trong trứng
Mẹ nuôi mẹ nấng
Cho vững đường cày
Cho ngay đường bừa
Đi sớm về trưa
Cày bừa khó nhọc
Ta săn ta sóc
Là nghé nghé ơ…Dị bản
-
Con nghé nhà ta
-
Cưới em tám tỉn mật ong
-
Nhà anh có ruộng năm sào
Chú thích
-
- Khoai lang
- Một loại cây nông nghiệp với rễ củ lớn, chứa nhiều tinh bột, có vị ngọt, gọi là củ khoai lang. Nhân dân ta trồng và sử dụng khoai lang làm lương thực, tận dụng cả phần củ (rễ), thân, và lá.
-
- Khoai mì
- Miền Trung và Nam gọi là sắn, một loại cây lương thực cho củ. Củ sắn dùng để ăn tươi, làm thức ăn gia súc, chế biến sắn lát khô, bột sắn nghiền, tinh bột sắn... Sắn cũng thường được ăn độn với cơm, nhất là trong thời kì khó khăn (như thời bao cấp).
-
- Ương
- Ươm hạt.
-
- Nguyệt Lão
- Đời nhà Đường, có một người tên là Vi Cố đi kén vợ, gặp một ông cụ ngồi dựa túi xem sách dưới bóng trăng. Anh ta hỏi, thì ông cụ bảo sách ấy chép tên những người lấy nhau và túi ấy đựng những sợi chỉ hồng (xích thằng) để buộc chân hai người phải lấy nhau, không sao gỡ ra được nữa. Anh ta hỏi phải lấy ai, thì ông cụ chỉ một đứa bé lên ba tuổi ở trong tay một người đàn bà chột mắt đem rau ra bán ở chợ mà bảo đó là vợ Vi Cố. Vi Cố giận, sai người đâm con bé ấy, nhưng nó chỉ bị thương. Mười bốn năm sau, quả nhiên Vi Cố lấy người con gái ấy. Chữ "nguyệt lão" chúng ta thường dịch nôm na là "trăng già." Hai chữ "Ông Tơ" và "Bà Nguyệt" cũng bởi tích ấy mà ra, dùng chỉ vị thần lo chuyện kết nhân duyên. Mối nhân duyên cũng do thế mà thường được gọi là "mối tơ." Xem thêm: Hình tượng Ông Tơ Bà Nguyệt trong văn hóa dân gian.
-
- Quế
- Một loại cây rừng, lá và vỏ có tinh dầu thơm. Vỏ quế ăn có vị cay, là một vị thuốc quý (Quế chi) trong các bài thuốc Đông y. Trong văn học cổ, cây quế thường tượng trưng cho sự thanh cao, đẹp đẽ.
-
- Làm mai
- Còn gọi là làm mối, mai mối. Người làm mai gọi là ông (bà) mối hay ông (bà) mai, là người đứng trung gian, giới thiệu cho hai bên trai gái làm quen hoặc cưới nhau.
-
- Trâm bầu
- Một loại cây bụi hoặc gỗ, mọc hoang ở miền kênh rạch vùng Đông Nam Bộ hoặc được trồng để nuôi kiến cánh đỏ. Lá, rễ và hạt được cho là có nhiều tác dụng chữa bệnh, phổ biến nhất trong dân gian là dùng để tẩy giun đũa.
-
- Nghĩa nhân
- Cũng viết nhân nghĩa, nghĩa là "lòng yêu thương người (nhân) và biết làm điều phải (nghĩa)." Hiểu rộng là đạo nghĩa sống ở đời.
-
- Sắc
- Tờ chiếu lệnh của vua ban cho quan dân dưới thời phong kiến.
-
- Yếm
- Trang phục mặc trong của phụ nữ ngày xưa. Yếm là một tấm vải hình thoi hoặc hình vuông có sợi dây để quàng vào cổ và buộc vào sau lưng, dùng để che ngực, thường được mặc chung với áo cánh và áo tứ thân. Trong ca dao ta thường gặp hình ảnh yếm đào hay yếm thắm, cùng có nghĩa là yếm màu đỏ.
-
- Kèn lá
- Một loại nhạc cụ đơn giản của một số dân tộc miền núi, chỉ gồm một chiếc lá cây được cắt phần cuống, gấp đôi theo sống lá. Thường người ta chọn những lá có bề mặt rộng, bóng nhẵn, không có răng cưa.
-
- Giả đò
- Giả vờ (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
-
- Từng
- Tầng (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
-
- Biểu
- Bảo (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
-
- Cậy
- Nhờ giúp đỡ, nhờ vả.
Cậy em em có chịu lời
Ngồi lên cho chị lạy rồi sẽ thưa
(Truyện Kiều)
-
- Mai dong
- Người làm mai, được xem là dẫn (dong) mối để trai gái đến với nhau trong việc hôn nhân (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
-
- Niêu
- Nồi nhỏ bằng đất nung hoặc đồng, có nắp đậy, dùng để nấu nướng hoặc sắc thuốc. Niêu sắc thuốc thì có thêm cái vòi để rót thuốc.
-
- Giành
- Còn gọi là trác, đồ đan bằng tre nứa hoặc mây, đáy phẳng, thành cao, thường dùng để chứa nông sản, gặp ở miền Bắc và một số tỉnh Bắc Trung Bộ.
-
- Thạch Sùng
- Tên một vị quan nhà Tây Tấn trong lịch sử Trung Quốc, nổi tiếng là nhân vật xa hoa giàu có đương thời. Giữa ông và Vương Khải từng có cuộc thi xem nhà ai giàu có hơn. Cũng vì gia sản này mà Thạch Sùng gặp tai họa, bị triều thần chém chết năm 52 tuổi.
Trong kho tàng cổ tích Việt Nam có truyện Thạch Sùng còn thiếu mẻ kho, theo đó Thạch Sùng là một phú hộ giàu có, tự đắc rằng nhà không thiếu thứ gì. Vương Khải cược với Thạch Sùng toàn bộ gia sản, cuối cùng khi đòi đến mẻ kho thì Thạch Sùng không có, đành chịu mất hết cơ nghiệp. Ông chết hoá thành con thạch sùng, suốt ngày chắc lưỡi tiếc của.
-
- Vương Khải
- Quan Hậu tướng quân nhà Tây Tấn trong lịch sử Trung Quốc, em của Văn Minh hoàng hậu, nhà rất giàu có, ăn chơi xa xỉ. Ông và Thạch Sùng từng có cuộc thi xem nhà ai có nhiều của báu hơn. Ở Nam Bộ, tên ông này cũng được phát âm thành Dương Khởi.
-
- Sa cơ
- Lâm vào tình thế rủi ro, khốn đốn.
-
- Thuyền mành
- Thuyền có buồm trông giống cái mành.
-
- Nỏ
- Không, chẳng (phương ngữ Trung Bộ).
-
- Toóc
- Rạ (phương ngữ miền Trung).
-
- Cà muối xổi
- Món ăn dân dã, thành phần gồm cà pháo trộn đều với muối, nước cốt chanh, riềng, tỏi, ớt, ướp trong khoảng 30 phút là dùng được.
-
- Chúa
- Chủ, vua.
-
- Tĩn
- Lọ sành phình ở giữa, trên có nắp đậy, thường dụng đựng nước mắm, mật ong, gạo, muối...
-
- Cót
- Đồ đựng được làm bằng tấm cót đan từ những nan tre nứa mỏng đan chéo và khít vào nhau, quây kín, đặt trên một cái nong.
-
- Xôi vò
- Xôi nấu rồi trộn đều với đậu xanh chín giã nhỏ.
-
- Sào
- Một đơn vị đo diện tích cũ ở nước ta trước đây. Tùy theo vùng miền mà sào có kích thước khác nhau. Một sào ở Bắc Bộ là 360 m2, ở Trung Bộ là 500 m2, còn ở Nam Bộ là 1000 m2.
-
- Chi
- Gì (phương ngữ Trung và Nam Bộ).