Có sừng có mỏ thì gõ với nhau
Toàn bộ nội dung
-
-
Ba chớp ba nháng
Dị bản
Ba chớp ba sáng
-
Ăn tấm trả giặt
-
Ăn thì hơn, hờn thì thiệt
-
Ăn no sinh sự
Ăn no sinh sự
-
Kiểng hư để vậy sao đành
-
Sao ba đã đứng ngang đầu
-
Tánh quen chừa chẳng được đâu
Tánh quen chừa chẳng được đâu,
Lệ làng, làng bắt mấy trâu kệ làng -
Ăn chanh ngồi gốc cây chanh
-
Tội tình chi hệ trọng chi không
-
Ông cố bên Tàu, ông cố của ai?
-
Eo lưng thắt đáy cổ bồng
-
Nhẵn nhụi mà lại sần sùi, dốt đặc mà lại hay chữ
-
Đầu đội thúng tro, đít đo cây cột
-
Thân em mười tám đôi mươi
-
Cha già, cha được sáu mươi
-
Bụng rỗng, lưng tròn, sắc xám xanh
-
Mẹ mười con, con cũng mười con
-
Bốn ông cùng ở một bàn
-
Mình tròn da lại trắng tinh
Chú thích
-
- Tài ngõ
- Tài trí.
-
- Ba chớp ba nháng
- (Hành động khi) Không thấy rõ, không rõ sự tình.
-
- Ăn tấm trả giặt
- "Tấm" là gạo giã nhỏ, "giặt" là gạo nguyên hạt. Câu này có nghĩa như "ăn ít trả nhiều."
-
- Ăn thì hơn, hờn thì thiệt
- Giận lẫy thì mất phần ăn.
-
- Kiểng
- Cảnh (phương ngữ Trung và Nam Bộ). Chữ "Cảnh" là tên của Nguyễn Phúc Cảnh (con cả của chúa Nguyễn Ánh), người được đưa sang Pháp làm con tin để đổi lấy sự giúp đỡ đánh nhà Tây Sơn, vì vậy được gọi trại ra thành "kiểng" để tránh phạm húy.
-
- Sao ba
- Dịch Hán Nôm từ "tam tinh," gốc trong Kinh thi "三星在天 tam tinh tại thiên = ba sao giữa trời." Sao ba là ba ngôi sao thuộc nhóm sao Thương tức Sao Tâm (chỉ 3 sao mang tên Tâm), nằm giữa Sao Vĩ và Sao Phòng, cùng với Sao Phòng tạo thành phần đầu chòm Thiên Yết (Orion), ở Việt Nam được dân gian gọi là mũ Thần Nông.
-
- Thanh Hóa
- Một tỉnh nằm ở Bắc Trung Bộ, là một trong những cái nôi của người Việt. Cư dân Việt từ xa xưa đã sinh sống trên đồng bằng các sông lớn như sông Mã hay sông Chu. Nền văn minh Đông Sơn được coi là sớm nhất của người Việt cũng thuộc tỉnh này.
Trong lịch sử, đã có giai đoạn Thanh Hóa được gọi là Thanh Hoa. Nhưng đến thời nhà Nguyễn, do kị húy với tên vương phi Hồ Thị Hoa mà tên tỉnh được đổi thành Thanh Hóa cho đến nay.
Thanh Hóa có nhiều danh lam thắng cảnh và lịch sử nổi tiếng như Vườn quốc gia Bến En, suối cá thần Cẩm Lương, bãi biển Sầm Sơn, khu di tích Lam Kinh, cầu Hàm Rồng... Đây cũng là nơi địa linh nhân kiệt, là quê hương của các nhân vật lịch sử nổi tiếng như Dương Đình Nghệ, Lê Hoàn, Lê Lợi, các chúa Trịnh, Nguyễn...
-
- Chi
- Gì (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
-
- Ống nhổ
- Đồ đựng lòng sâu, miệng loe, dùng để chứa các chất thải nhổ ra (như khi ăn trầu).
-
- Quan tiền dài
- Dân ta thời xưa dùng tiền đúc bằng kim loại, có lỗ tròn hoặc lỗ vuông ở giữa, và lấy dây để xâu tiền thành từng chuỗi. Một quan tiền quý (cổ tiền) bằng 10 tiền, nghĩa là bằng 600 đồng; một quan tiền gián (sử tiền) chỉ có 6 tiền, bằng 360 đồng (mỗi tiền là 60 đồng). Vì vậy, quan tiền quý được gọi là quan tiền dài.