Quằn quằn như ngọn cần câu,
Như mồng gà thiến, như đầu gà lôi
Toàn bộ nội dung
-
-
Tấn vô lộ, thối hề vô lộ
-
Vợ thằng Chệch
-
Vừa bằng đốt tay, thày lay bọng máu
-
Trong nhà kêu bằng ông, bằng cha
-
Chặt đuôi rồi lại xẻ mình
-
Trên đầu thì tóc xanh rì
-
Cây xanh xanh, lá cũng xanh xanh
-
Bằng trang mũi chĩa, nó xỉa lên trời
-
Sợi phíp thì đi, kaki ở lại
-
Ngang lưng thì thắt chủ trương
Ngang lưng thì thắt chủ trương,
Đầu đội chính sách, lập trường trên vai -
Trước là xây dựng Thủ đô
Trước là xây dựng Thủ đô,
Sau là bồi đắp cơ đồ nhà ta -
Trúng thì cơm cá cơm gà
-
Tiễn anh lên bến ô tô
Tiễn anh lên bến ô tô,
Đêm về em khóc tồ tồ cả đêm -
Nhất tàu, nhì xe, tam phe, tứ hói
-
Bài này có từ ngữ và/hoặc nội dung nhạy cảm.
Hãy cân nhắc trước khi bấm xem.Muốn giàu lấy thuế vụ, muốn đụ lấy lái xe, muốn sướng lè phè thì lấy thương nghiệp
Muốn giàu lấy thuế vụ,
Muốn đụ lấy lái xe,
Muốn sướng lè phè thì lấy thương nghiệp -
Tám mươi tươi hơn tám mốt
-
Gái Bách khoa, ma Văn Điển
-
Trâu điên, bò dại, trai Xây dựng
Trâu điên, bò dại, trai Xây dựng,
Lợn xề, dê cái, gái Bách khoa -
Thầy giáo lĩnh lương ba đồng
Thầy giáo lĩnh lương ba đồng,
Làm sao sống nổi mà không đi thồ?
Nhiều thầy phải đạp xích lô,
Làm sao xây dựng cơ đồ học sinh?
Chú thích
-
- Gà lôi
- Tên chung của một số giống chim cùng loại với gà, sống hoang. Thường gặp nhất ở nước ta có lẽ là gà lôi lông trắng, có lưng trắng, bụng đen, đuôi dài.
-
- Chệch
- Từ gọi một cách bình dân, thiếu tôn trọng dành cho người Hoa sinh sống ở nước ta. Có ý kiến cho rằng từ này có gốc từ từ a chệch, cách người Triều Châu (một vùng ở Trung Quốc) gọi chú (em của bố). Hiện nay từ này hay bị viết và đọc nhầm là chệt hoặc chệc. Ở miền Bắc, từ này có một biến thể là chú Chiệc.
-
- Sim
- Loại cây thân gỗ nhỏ, mọc hoang nhiều ở các vùng đồi núi, cho hoa màu tím, quả khi chín có thịt màu tím đậm, vị ngọt chát. Theo Đông y, tất cả các bộ phận của cây đều có thể dùng làm thuốc.
-
- Trầu
- Còn gọi là trầu không, một loại dây leo dùng làm gia vị hoặc làm thuốc. Lá trầu được nhai cùng với vôi tôi hay vôi sống và quả cau, tạo nên một miếng trầu. Ở nước ta có hai loại trầu chính là trầu mỡ và trầu quế. Lá trầu mỡ to bản, dễ trồng. Trầu quế có vị cay, lá nhỏ được ưa chuộng hơn trong tục ăn trầu.
Người xưa có phong tục mời ăn trầu khi gặp nhau. Trầu cau tượng trưng cho tình yêu đôi lứa, vợ chồng, nên là một lễ vật không thể thiếu trong các dịp cưới hỏi.
Nghe nghệ sĩ nhân dân Thu Hiền hát bài Hoa cau vườn trầu.
-
- Chìa vôi
- Que để lấy vôi từ trong ống vôi và quẹt lên lá trầu, dùng khi ăn trầu.
-
- Lạc
- Một loại cây lương thực ngắn ngày thuộc họ đậu, rất phổ biến trong đời sống của người dân Việt Nam. Lạc cho củ (thật ra là quả) mọc ngầm dưới đất, có vỏ cứng. Hạt lạc có thể dùng để ăn hoặc lấy dầu, vỏ lạc có thể ép làm bánh cho gia súc, thân và lá làm củi đốt. Ở miền Trung và miền Nam, lạc được gọi là đậu phộng, một số nơi phát âm thành đậu phụng.
-
- Bằng trang
- Bằng cỡ, cỡ như.
-
- Sợi phíp
- Từ tiếng Pháp fibre, nghĩa là sợi bông.
-
- Kaki
- Từ khaki, một loại vải dày thường dùng để để may quần tây, đồ lính cứu hỏa, quân đội, đồng phục bảo vệ, quần học sinh…
-
- Sợi phíp thì đi, kaki ở lại
- Chế giễu việc lái xe thời bao cấp thường chỉ cho phụ nữ (mặc quần vải phíp) chứ không cho đàn ông (mặc quần vải kaki) đi nhờ xe.
-
- Nhất tàu, nhì xe, tam phe, tứ hói
- Tàu: thủy thủ tàu viễn dương. Xe: tài xế. Phe: con buôn. Hói: cấp lãnh đạo. Câu này "xếp hạng" độ giàu có của các thành phần trong xã hội thời bao cấp.
-
- Tám mươi tươi hơn tám mốt, tám mốt tốt hơn tám hai
- Những năm đầu thập niên 80 của thế kỉ 20, đời sống mỗi năm một khó khăn dần do cơ chế bao cấp.
-
- Văn Điển
- Địa danh nay là một thị trấn thuộc huyện Thanh Trì, Hà Nội. Tại đây có nghĩa trang Văn Điển, một nghĩa trang lớn (rộng 182.304m2) được xây dựng vào năm 1957 và đóng cửa năm 2010.