Làm cho lắm, tắm chẳng quần thay
Làm lai rai ngày thay ba bộ.
Làm cho lắm, tắm chẳng quần thay
Dị bản
Học cho lắm, tắm cũng ở truồng
Làm cho lắm, tắm chẳng quần thay
Làm lai rai ngày thay ba bộ.
Học cho lắm, tắm cũng ở truồng
Giận Trời xé váy ăn ai?
Giận Trời xé váy đến mai ở truồng!
Tuy rằng ăn ở chùa này
Tiền lưng bị gạo cúng thầy chùa kia
Ra tay cầm lửa đốt trời
Chẳng may cả gió, lửa rơi xuống đầu
Hung chi hơn gạo
Bạo chi hơn tiền
Rút dây thì sợ động rừng
Báng đầu thằng trọc, nể lòng ông sư
Em nằm võng rách còng queo
Bá hộ tới nói chê nghèo không ưng
Nực cười thầy bói soi gương
Thầy tu chải chấy, cá mương hóa rồng
Truyện Kiều có ảnh hưởng rất lớn đối với nền văn hóa nước ta. Đối đáp bằng những ngôn từ, lời lẽ trong truyện Kiều cũng đã trở thành một hình thức sinh hoạt văn hóa của một số cộng đồng người Việt như lẩy Kiều, trò Kiều, vịnh Kiều, tranh Kiều, bói Kiều... Một số tên nhân vật, địa danh và các chi tiết trong Truyện Kiều cũng đã đi vào cuộc sống: Sở Khanh, Tú Bà, Hoạn Thư, chết đứng như Từ Hải...
Cùng với bánh chưng, bánh giầy có thể tượng trưng cho quan niệm về vũ trụ của người Việt xưa. Bánh có màu trắng, hình tròn, được coi là đặc trưng cho bầu trời trong tín ngưỡng của người Việt. Có ý kiến lại cho rằng bánh chưng và bánh giầy tượng trưng cho dương vật và âm hộ trong tín ngưỡng phồn thực Việt Nam.
Trước giờ ra về, bao giờ nó cũng bóc thị ra và hai đứa tôi cùng ăn. Ăn xong, chúng tôi không quên dán những mảnh vỏ thị lên bàn rồi ngoẹo cổ nhìn. Những mảnh vỏ thị được bóc khéo khi dán lên bàn hoặc lên tường trông giống hệt một bông hoa, có khi là hoa quì, có khi là hoa cúc đại đóa, có khi là một loài hoa không tên nào đó màu vàng.
(Mắt biếc - Nguyễn Nhật Ánh)