Toàn bộ nội dung

Chú thích

  1. Quế
    Một loại cây rừng, lá và vỏ có tinh dầu thơm. Vỏ quế ăn có vị cay, là một vị thuốc quý (Quế chi) trong các bài thuốc Đông y. Trong văn học cổ, cây quế thường tượng trưng cho sự thanh cao, đẹp đẽ.

    Thu hoạch quế

    Thu hoạch và phơi quế

  2. Chung
    Chén nhỏ dùng khi uống rượu hoặc trà. Cũng nói chung thỉ (người Nam Bộ phát âm chữ thủy thành thỉ).

    Chung trà

    Chung trà

  3. Lậu
    Để lộ (phương ngữ Nam Bộ, nguyên là âm Hán Việt của chữ lậu 漏).
  4. Long ẩn thủy ba
    Rồng nấp nơi sóng nước (chữ Hán).
  5. Thác
    Chết, mất, qua đời (từ Hán Việt).
  6. Kết nguyền
    Nguyện kết nghĩa (vợ chồng) với nhau.
  7. Dĩa đèn dầu
    Loại đèn thắp ngày xưa, trước khi đèn Hoa Kỳ xuất hiện. Dĩa đèn dầu là một cái dĩa (thường bằng sứ), trong chứa dầu lạc và có một sợi bấc.

    Dĩa đèn dầu lạc thời Trần, Lê

    Dĩa đèn dầu lạc thời Trần, Lê

  8. Trái bắp (ngô)

    Trái bắp (ngô)

  9. Bánh chưng
    Một loại bánh truyền thống của dân tộc ta, làm từ gạo nếp, đậu xanh, thịt lợn, lá dong. Bánh thường được làm vào các dịp Tết cổ truyền của dân tộc Việt và ngày giổ tổ Hùng Vương, nhằm thể hiện lòng biết ơn của con cháu đối với cha ông và đất trời xứ sở. Theo quan niệm phổ biến hiện nay, cùng với bánh giầy, bánh chưng tượng trưng cho quan niệm về vũ trụ của cha ông ta.

    Bánh chưng

    Bánh chưng

  10. Sinh đồ
    Một học vị trong hệ thống giáo dục Việt Nam thời phong kiến, được xác định trong kỳ thi Hương (là kỳ thi sơ khởi nhất để triều đình tuyển chọn người tài; người nào đỗ kỳ thi Hương thì năm sau mới được dự kỳ thi cao hơn là thi Hội, thi Đình).
  11. Cơm tấm
    Cơm được nấu từ hạt gạo tấm, tức hạt gạo bị bể. Gạo này xưa là loại gạo thứ phẩm, rớt vãi sau khi sàng, thường dùng cho gà ăn hoặc cho người ăn lúc quá túng thiếu. Ngày nay cơm tấm đã trở thành món ăn quen thuộc, được coi là đặc sản của miền Nam.

    Cơm tấm

    Cơm tấm

  12. Chi
    Gì (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
  13. Hai người chèo thuyền thì một người chèo đằng sau gọi là lái, một người chèo phía trước gọi là mũi.
  14. Lợn bột
    Lợn đã bị hoạn (thiến), nuôi để lấy thịt.
  15. Duyên Hà và Thần Khê là hai huyện thuộc phủ Tiên Hưng, trấn Sơn Nam Hạ, nay gồm các xã Đông Đô, Tây Đô, Bình Lăng, huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình. Theo truyền thuyết, thứ phi thứ năm của vua Lê Thái Tông là Tiệp dư Ngô Thị Ngọc Dao, khi đang có thai đã được vợ chồng Nguyễn Trãi - Nguyễn Thị Lộ và đại thần Đinh Liệt bí mật đưa về Đô Kỳ để tránh bị thứ phi thứ tư là Nguyễn Thị Anh hãm hại. Khi được đón về đến cầu Chày, bên này là đất huyện Duyên Hà và bên kia là đất huyện Thần Khê thì bà trở dạ, nhưng mãi không sinh được. Thấy vậy, bà bèn bảo mang hương hoa đến và thắp hương khấn rằng:

    Phải là con mẹ, con cha
    Thì sinh ở đất Duyên Hà, Thần Khê

    Vừa khấn dứt lời thì bà sinh một hoàng tử “Tư trời rạng rỡ, thần sắc anh dị, tuấn tú, sáng suốt, thực là bậc anh minh” (Đại Việt Sử Ký Toàn Thư), đặt tên là Lê Tư Thành, chính là vua Lê Thánh Tông sau này.

    Cầu Chày, tương truyền là nơi sinh của vua Lê Thánh Tông

    Cầu Chày, tương truyền là nơi sinh của vua Lê Thánh Tông

  16. Có nguồn dẫn thêm hai câu:

    Nhược bằng bác mẹ chẳng sinh
    Thì quăng ra đất Vạn Ninh cho rồi

    Chữ Vạn Ninh này, có người cho là chỉ vạn chài hoặc cửa biển, có người lại cho là chốn yên nghỉ vĩnh hằng.

  17. Mế
    Con bê (phương ngữ Bắc Trung Bộ).
  18. Hạc
    Loại chim cổ cao, chân và mỏ dài. Trong Phật giáo và văn chương cổ, hạc tượng trưng cho tuổi thọ hoặc tính thanh cao của người quân tử. Trước cửa các điện thờ thường có đôi hạc đá chầu.

    Đỉnh Hoa biểu từ khơi bóng hạc
    Gót Nam Du nhẹ bước tang bồng

    (Nhị thập tứ hiếu)

    Tranh vẽ hạc

    Tranh vẽ hạc

  19. Phượng hoàng
    Một loài chim trong thần thoại Trung Quốc và các nước chịu ảnh hưởng. Trước đây, con trống được gọi là Phượng (hay phụng) còn con mái được gọi là Hoàng, nhưng ngày nay thì sự phân biệt đực, cái đã gần như không còn, và phượng hoàng được xem là giống cái, trong khi rồng được xem là giống đực. Phượng hoàng là vua của các loài chim, tượng trưng cho sự thanh cao.

    Một hình vẽ chim phượng hoàng

    Một hình vẽ chim phượng hoàng