Con chim nó kêu
Tê lao xao xác
Tê lao xào xạc
Mụ ơi hỡi mụ
Đứng lại mà xem
Con vượn nó trèo
Từ trái núi nọ
Qua lối nọ đàng tê
Mắt trông thấy trai
Tang tình lịch sự
Cái quần bốp tím
Cái lông nhím bạc
Cái lược đồi mồi
Tình tính tinh mồi
Lòng em quyết theo
Em rút cái neo
Cho con thuyền chạy …
Toàn bộ nội dung
-
-
Lêu lêu mắc cỡ lêu lêu
Lêu lêu mắc cỡ lêu lêu
Hồi nói không gả, nay kêu không thèm -
Gió mùa thu mẹ ru con ngủ
-
Bài này có từ ngữ và/hoặc nội dung nhạy cảm.
Hãy cân nhắc trước khi bấm xem.Lồn lạ cá tươi
Lồn lạ, cá tươi
-
Của người thì bồ tát
-
Chuyện vợ chồng chớ có bồn chồn
Chuyện vợ chồng chớ có bồn chồn
Anh thương em thì xin dè dặt, chớ để thiên hạ đồn không hay -
Em có chồng về chỗ thậm eo
-
Năm xưa anh bảo đợi chờ
Năm xưa anh bảo đợi chờ
Năm nay anh lại hững hờ với em -
Đêm nằm lưng không bén chiếu
-
Vì nàng anh phải đi thăm
Vì nàng anh phải đi thăm
Ngã sứt đầu gối, ngã thâm bánh chè! -
Thấy em vừa đẹp, vừa xinh
Thấy em vừa đẹp, vừa xinh
Anh thuận nhân tình, anh nắm cổ tay
Nắm rồi, anh hỏi cổ tay
Ai nặn nên trắng, ai day nên tròn? -
Anh về răng dứt anh ơi
-
Chưa chồng chơi đúm chơi đu
-
Chè non nước chát xin mời
-
Đông ken cho rét quăn da
-
Ra khoang, em bước qua cầu
Ra khoang, em bước qua cầu
Bến vui em đến, bến sầu em xa -
Khen ai đem ngõ, trỏ dây
Khen ai đem ngõ, trỏ dây
Mà chàng cũng biết cảnh này có hoa
Con ong đem ngõ, con bướm trỏ đường
Cho nên anh biết nhóm phường ở đây -
Nghe đây có giếng mới đào
-
Bữa nay ta mới gặp ta
Bữa nay ta mới gặp ta
Giả như lụa mới thêu hoa vẽ rồng -
Hội An đất hẹp người đông
Chú thích
-
- Tê
- Kia (phương ngữ Trung Bộ).
-
- Huyên đường
- Mẹ (từ cũ, văn chương).
Huyên là một giống cỏ, tục gọi là cây hiên hay kim châm. Trong Kinh thi có câu: "Yên đắc huyên thảo, ngôn thụ chi bối", nghĩa là: ước gì được cây hoa hiên trồng ở chái phía bắc. Theo phương hướng kiến trúc Trung Hoa, chái nhà phía Bắc gọi là "bắc đường", là nơi phụ nữ ở. Từ đó, huyên đường - tức chái nhà có trồng cỏ huyên - còn có ý chỉ người mẹ.
Tiên rằng: Thương cội thung huyên
Tuổi cao tác lớn chịu phiền lao đao
Trông con như hạn trông dào
Mình này trôi nổi phương nào biết đâu
(Lục Vân Tiên - Nguyễn Đình Chiểu)
-
- Canh
- Đơn vị tính thời gian ban đêm ngày xưa. Người xưa chia một đêm ra thành năm canh (đêm năm canh, ngày sáu khắc). Theo đó, canh một là giờ Tuất (19-21h), canh hai là giờ Hợi (21-23h), canh ba là giờ Tí (23h-1h sáng), canh tư là giờ Sửu (1h-3h), canh năm là giờ Dần (3h-5h). Mỗi lúc sang canh thường có trống điểm, gọi là trống canh.
-
- Bồ Tát
- Viết tắt của Bồ-đề-tát-đỏa, cách phiên âm tiếng Phạn bodhisattva sang chữ Hán Việt, nghĩa là người hữu tình (tát đỏa) đã giác ngộ (bồ đề). Theo Phật giáo đại thừa, bồ tát là những người đã đạt được cảnh giới, nhưng quyết không trở thành Phật khi nào toàn bộ chúng sinh còn chưa giác ngộ. Phật tử khi tụng kinh thường niệm Bồ Tát.
-
- Lạt
- Tre hoặc nứa chẻ mỏng, dẻo, dùng làm dây buộc.
-
- Thậm eo
- Rất nghèo, rất khó khăn (thậm: rất, quá; eo: chật hẹp, hiểm nghèo).
-
- Đỉa
- Một loại động vật thân mềm, trơn nhầy, sống ở nước ngọt hoặc nước lợ, miệng có giác hút để châm vào con mồi và hút máu. Tên gọi này có gốc từ từ Hán Việt điệt.
-
- Giâm
- Cắm hay vùi xuống đất ẩm một đoạn cành, thân hay rễ cây để thành một cây mới. Cũng phát âm và viết là giăm.
-
- Khoai lang
- Một loại cây nông nghiệp với rễ củ lớn, chứa nhiều tinh bột, có vị ngọt, gọi là củ khoai lang. Nhân dân ta trồng và sử dụng khoai lang làm lương thực, tận dụng cả phần củ (rễ), thân, và lá.
-
- Sáo
- Nhạc cụ thổi hơi, có mặt ở nhiều nước trên thế giới. Ở ta sáo thường làm bằng ống trúc, được thổi trong những lúc hội hè.
-
- Răng
- Sao (phương ngữ Trung Bộ).
-
- Đồng
- Cùng như một (từ Hán Việt).
-
- Hát đúm
- Một loại hình ca hát dân gian ở các tỉnh phía Bắc (nổi bật nhất là huyện Thủy Nguyên, Hải Phòng), do nhiều thanh niên trai gái cùng tham gia, thường ở dạng đối đáp. Theo người dân vùng ven biển Thủy Nguyên thì hát đúm đã có ở đây cách ngày nay khoảng bảy, tám trăm năm vào thời nhà Trần, nhưng có lẽ phải tới thế kỉ 16 (thời nhà Mạc), sau khi chùa Kiến Linh được tạo dựng ở Phục Lễ thì nó thực sự mới được hát trong lễ hội chùa.
-
- Đu tiên
- Một trò chơi có nguồn gốc từ miền Bắc, được tổ chức trong các dịp lễ hội, nhất là dịp Tết Nguyên đán. Bên cạnh cây đu, người ta treo một chiếc khăn hồng ở độ cao xấp xỉ chiều cao giá đu. Người dự cuộc đu phải đưa cánh đu bay cao, giật cho được chiếc khăn kia, mới được coi là thắng cuộc. Ngoài việc đu cao, họ còn phải nhún sao cho đẹp mắt, thì mới được tán thưởng. Sách Đại Việt sử ký toàn thư cho biết: “Ất Tị, năm thứ tám niên hiệu Đại Trị đời Trần Dụ Tông (1363)… mùa xuân, tháng Giêng, người Chiêm Thành đến bắt dân ở châu Hóa. Hàng năm, cứ đến mùa xuân tháng Giêng, con trai, con gái họp nhau đánh đu ở Bà Dương. Người Chiêm Thành khoảng tháng 12 năm trước, nấp sẵn ở nơi đầu nguồn của châu Hóa, đến khi ấy ụp đến cướp bắt lấy người đem về.”
-
- Nỏ
- Không, chẳng (phương ngữ Trung Bộ).
-
- Chè
- Cũng gọi là trà, tên chung của một số loại cây được trồng lấy lá nấu thành nước uống. Một loại có thân mọc cao, lá lớn và dày, có thể hái về vò nát để nấu uống tươi, gọi là chè xanh. Loại thứ hai là chè đồn điền du nhập từ phương Tây, cây thấp, lá nhỏ, thường phải ủ rồi mới nấu nước, hiện được trồng ở nhiều nơi, phổ biến nhất là Thái Nguyên và Bảo Lộc thành một ngành công nghiệp.
-
- Đông ken
- Trời (mùa đông) rất lạnh và có sương mù.
-
- Còn không
- Còn chưa có ai.
-
- Hội An
- Một địa danh thuộc tỉnh Quảng Nam, nay là thành phố trực thuộc tỉnh này. Trong lịch sử, nhất là giai đoạn từ thế kỉ 15 đến thế kỉ 19, Hội An từng là một hải cảng rất phồn thỉnh. Hiện nay địa danh này nổi tiếng về du lịch với phố cổ cùng các ngành truyền thống: mộc, gốm, trồng rau, đúc đồng... Hội An còn được gọi là phố Hội hoặc Hoài Phố, hay chỉ ngắn gọi là Phố theo cách gọi của người địa phương.
-
- Âm Bổn
- Hội Quán Triều Châu ở Hội An, còn gọi là chùa Âm Bổn hoặc chùa Ông Bổn, là nơi sinh hoạt cộng đồng và tín ngưỡng của người Triều Châu.
-
- Chùa Cầu
- Tên một cây cầu đồng thời cũng là một ngôi chùa cổ ở Hội An. Cầu được các thương nhân người Nhật góp tiền xây dựng vào thế kỉ 17 (nên còn được gọi là cầu Nhật Bản), bắc ngang qua một lạch nước nhỏ chảy ra sông Thu Bồn. Năm 1653, người ta dựng thêm phần chùa, nối liền vào lan can phía Bắc, nhô ra giữa cầu, từ đó người dân gọi là Chùa Cầu. Chùa Cầu là một biểu tượng văn hóa - du lịch của Hội An.