Toàn bộ nội dung

Chú thích

  1. Một đời ta, ba đời nó
    Nên biết tận hưởng cuộc sống khi còn có thể, không nên dè xẻn, hà tiện quá mức.
  2. Lồng bàn
    Đồ đan bằng tre nứa, ngày nay còn được làm bằng nhựa, có hình thúng, dùng để đậy thức ăn, chống ruồi muỗi đậu vào.

    Cái lồng bàn

    Cái lồng bàn

  3. Yếm
    Trang phục mặc trong của phụ nữ ngày xưa. Yếm là một tấm vải hình thoi hoặc hình vuông có sợi dây để quàng vào cổ và buộc vào sau lưng, dùng để che ngực, thường được mặc chung với áo cánh và áo tứ thân. Trong ca dao ta thường gặp hình ảnh yếm đào hay yếm thắm, cùng có nghĩa là yếm màu đỏ.

    Yếm đào bên sen trắng - Tranh Phạm Mai Châu

    Yếm đào bên sen trắng - Tranh Phạm Mai Châu

  4. Nêu
    Cây tre cao đem trồng trước sân nhà mỗi dịp tết Nguyên Đán, trên ngọn có đeo một vòng tròn nhỏ và treo nhiều vật dụng có tính chất biểu tượng tùy theo địa phương, phong tục, dân tộc. Đọc thêm về sự tích cây nêu.

    Cây nêu

    Cây nêu

  5. Chay
    Một loại cây to cùng họ với mít, được trồng ở nhiều nơi, đặc biệt là các vùng rừng núi miền Trung. Quả chay có múi, khi chín có màu vàng ươm, ruột màu đỏ, vị chua, có thể ăn tươi hoặc dùng kho với cá, cua. Vỏ hoặc rễ cây dùng để ăn trầu hoặc làm thuốc nhuộm.

    Quả chay

    Quả chay

  6. Cúng đất
    Cũng gọi là cúng tá thổ (thuê, mướn đất), một tục lệ để cầu thần linh, linh hồn những người bản địa, xin phù hộ độ trì để sinh sống, lập nghiệp được bình yên, sung túc.
  7. Ráng
    Cố gắng (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
  8. Ngòi
    Đường nước nhỏ chảy thông với sông hoặc đầm, hồ.
  9. Lặn ngòi ngoi nước
    Gian nan vất vả.
  10. Xuýt chó bụi rậm
    Xúi giục người khác (thường là ngu dốt) lao vào nơi nguy hiểm.
  11. Khỏi họng, bọng dơ
    Cần cẩn thận với miếng ăn khi đưa vào miệng.
  12. Có mồm thì cắp, có nắp thì đậy
    Phải giữ mồm giữ miệng, cẩn thận lời tiếng nói để khỏi lỡ lời, vạ miệng.
  13. Cú có, vọ mừng
    Có tình cảm thân tình, trân trọng và mừng vui trước những kết quả của nhau.
  14. Ni
    Này, nay (phương ngữ miền Trung).
  15. Mi
    Mày, ngôi thứ hai số ít để xưng hô thân mật, suồng sã ở các tỉnh miền Trung.
  16. Chú khi ni, mi khi khác
    Tương trợ, giúp đỡ lẫn nhau.