Tai nghe trống chiến, trống chầu
Xếp ba miếng kẹo lộn đầu lộn đuôi
Toàn bộ nội dung
-
-
Tay cầm một nắm nhang tàn
-
Tay cầm dao sắc cắt trái thanh trà
-
Một đàn cò trắng bay cao
-
Mần như Yên Thống, sống cũng như chết
-
Mần đĩ phải sắm giẻ lót
-
Mặt mày như cái mặt mo
-
Mai anh đi thú Cao Bằng
-
Mảng lo gìn giữ cây đào
-
Bài này có từ ngữ và/hoặc nội dung nhạy cảm.
Hãy cân nhắc trước khi bấm xem.Mắm mòi mà đòi rau mưng
-
Mẹ dài lại đẻ con tròn
-
Làm chi cũng chẳng làm chi
-
Làm dâu cha mẹ chồng có chừng, có đỗi
-
Làm quan đã có cơm vua
Làm quan đã có cơm vua
Lấy chồng đã có cơm mua của chồng -
Bài này có từ ngữ và/hoặc nội dung nhạy cảm.
Hãy cân nhắc trước khi bấm xem.Chạy rông như chó dái
Chạy rông như chó dái
Dị bản
Chó dái chạy rông
-
Vè con gái hư
Đầu hôm ngủ tới canh tư,
Còn nằm mà ngủ, muỗi thì nó cắn dư cả vùa
Canh năm thì dộng trống chùa,
Còn nằm mà ngủ, chúng lùa một bên
Ngủ thì quên tuổi, quên tên,
Ngủ cho mặt trời mọc đã lên ba sào
Sáng ra đái dựa hàng rào,
Còn đương ngây ngủ té nhào trong gai
Quét nhà long mốt long hai,
Con mắt dáo dác thấy trai ngó chừng
Bày ra cắt áo, cắt quần,
Cắt không kích tấc, nhằm chừng cắt ngang
Vải thời một tấc một quan,
Cắt thời khoét lỗ khoét hang đâu còn
Bày ra bánh cục bánh hòn,
Nắn bằng chiếc đũa, hấp còn bột không … -
Một bầy cò trắng ăn tại mé ao
-
Mẹ có cánh mẹ chẳng biết bay
-
Năm canh ngủ lấy hai canh
Năm canh ngủ lấy hai canh
Ba canh thao thức nhớ bạn lành khổ chưa? -
Năm canh chỉ ngủ có ba
Năm canh chỉ ngủ có ba
Hai canh lo lắng để mà làm ănDị bản
Năm canh thì ngủ lấy ba
Hai canh coi sóc cửa nhà làm ăn
Chú thích
-
- Trống chiến
- Loại trống có đường kính mặt trống khoảng 40 cm, đánh bằng hai dùi, âm thanh vang to và đanh, được dùng ở sân khấu tuồng và chỉ được sử dụng trong các cảnh đánh nhau hay võ tướng ra trận. Trống chiến giữ vai trò quan trọng trong sân khấu tuồng, và là nhạc cụ điều khiển trong dàn nhạc.
-
- Trống chầu
- Loại trống lớn thường được đặt trên giá gỗ, đánh bằng dùi lớn trong các buổi hát bội, lễ hội đình chùa. Lưu ý: phân biệt với loại trống chầu gõ trong các buổi hát ả đào ở miền Bắc.
-
- Suối vàng
- Cõi chết. Từ này bắt nguồn từ chữ hoàng tuyền, cũng đọc là huỳnh tuyền. Hoàng tuyền vốn có nghĩa là suối ngầm, mạch nước ngầm ở dưới đất, vì đất màu vàng nên có tên như vậy.
Gọi là gặp gỡ giữa đường
Họa là người dưới suối vàng biết cho
(Truyện Kiều)
-
- Thanh trà
- Loài cây ăn trái thuộc họ Bưởi, quả có múi trong, hơi vàng, vị ngọt thanh, hương thơm đặc trưng, ăn nhiều không có hậu đắng trong cổ họng như một số loại bưởi khác. Thanh trà còn được trộn với khô mực làm món gỏi thanh trà. Thanh trà làng Nguyệt Biều (Huế) rất nổi tiếng, xưa được dùng để tiến vua.
-
- Mần
- Làm (phương ngữ Trung và Nam Bộ). Như mần ăn, mần việc, đi mần...
-
- Yên Thống
- Tên một làng nay thuộc xã Diễn Liên, huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An.
-
- Mần như Yên Thống, sống cũng như chết
- Yên Thống rất nghèo, người dân phải lao động cực khổ.
-
- Mần đĩ phải sắm giẻ lót
- Làm việc gì cũng phải lo liệu, chuẩn bị chu đáo.
-
- Mo
- Phần vỏ ngoài của hoa dừa hay hoa cau. Khi hoa còn non chưa nở, mo màu xanh, hai cánh dạng thuyền úp lại che chở cho hoa bên trong. Mo tự tách ra khi hoa nở và khô dần đi khi cây đậu quả. Mo cau, mo dừa già sẽ tự rụng xuống hoặc được người trồng giật xuống khi thu hái quả. Mo cau mềm mại, dẻo dai, được dân ta sử dụng để gói giò (chả) và nhất là gói cơm nắm mang theo khi làm đồng làm rẫy. Cơm nắm mo cau là một hình ảnh quen thuộc và thân thương với người nông dân nước ta.
-
- Lính thú
- Lính đi đóng đồn, canh phòng ở các vùng biên giới.
-
- Cao Bằng
- Một tỉnh thuộc vùng Đông Bắc nước ta, có núi, rừng, sông, suối trải dài hùng vĩ, bao la, thiên nhiên còn nhiều nét hoang sơ. Cao Bằng nổi tiếng với thắng cảnh thác Bản Giốc. Ngoài ra, nơi đây còn có các khu du lịch nổi tiếng khác như Động Ngườm Ngao hay hồ núi Thang Hen. Vì là vùng đất biên giới nên xưa kia các triều đại phong kiến nước ta luôn cho quân lính đồn trú tại Cao Bằng (gọi là trấn thủ lưu đồn).
-
- Giã
- Như từ giã. Chào để rời đi xa.
-
- Đạo hằng
- Đạo thường. Ý nói ăn ở bình thường, ngay thẳng, có đạo đức. Cũng nói là tính (tánh) hằng.
-
- Mảng
- Mải, mê mải (từ cũ).
-
- Cá mòi
- Một loại cá thuộc họ cá trích, có tập tục bơi thành đàn từ biển ngược lên nguồn vào tháng giêng để đẻ trứng, vì vậy nhân dân ta thường giăng lưới bắt cá mòi ở sông vào dịp này. Cá mòi ngon nhất là trứng cá, và thường được chế biến thành các món nướng, món kho. Cá mòi có hai loại: cá mòi lửa và cá mòi he.
-
- Lộc vừng
- Còn gọi là chiếc hay lộc mưng, loài cây thân gỗ, phân bổ khắp nước ta, thường mọc hoang ở rừng ngập nước, ven hồ, suối, rạch, gần đây được trồng làm cảnh. Lá non thường được dân ta dùng làm rau ăn kèm. Rễ, lá, quả lộc vừng còn dùng làm vị thuốc Đông y.
-
- Trụt
- Tụt (phương ngữ).
-
- Câu ca dao tương truyền là của nhà báo Phan Khôi.
-
- Đỗi
- Độ, chừng, mức (quá đỗi, đỗi đường).
Tình ý theo người đi một đỗi
Một đỗi, dài hơn bốn chục năm
(Nhớ có lần, trên Bắc khuya, nghe một lão đàn hát - Tô Thùy Yên)
-
- Canh
- Đơn vị tính thời gian ban đêm ngày xưa. Người xưa chia một đêm ra thành năm canh (đêm năm canh, ngày sáu khắc). Theo đó, canh một là giờ Tuất (19-21h), canh hai là giờ Hợi (21-23h), canh ba là giờ Tí (23h-1h sáng), canh tư là giờ Sửu (1h-3h), canh năm là giờ Dần (3h-5h). Mỗi lúc sang canh thường có trống điểm, gọi là trống canh.
-
- Vùa
- Một loại đồ đựng bằng sành hoặc đất nung. Ở một số địa phương Nam Bộ, người ta cũng gọi cái gáo (dừa) múc nước là vùa.
Từ này cũng được phát âm thành dùa.
-
- Sào
- Một đơn vị đo diện tích cũ ở nước ta trước đây. Tùy theo vùng miền mà sào có kích thước khác nhau. Một sào ở Bắc Bộ là 360 m2, ở Trung Bộ là 500 m2, còn ở Nam Bộ là 1000 m2.
-
- Lồng mốt, lồng hai
- Có nơi gọi là "long mốt, long hai," hai kiểu đan nan tre hoặc mây. "Lồng mốt" hay "lồng một" là cách đan lồng từng sợi nan lẻ, dùng để đan các loại rổ rá thưa, lớn. Lồng hai (còn gọi là lồng đôi) là cách đan lồng từng cặp sợi nan, để đan rổ nhỏ, nan khít. Đan lồng mốt đòi hỏi kĩ thuật cao hơn đan lồng hai.
-
- Phong du
- Chú thích này đang để ngỏ. Nếu bạn có thông tin về Phong du, hãy đóng góp cho chúng tôi.