Khen ai khéo nấu bánh canh
Cọng ngắn, cọng dài, cọng thấp, cọng cao
Toàn bộ nội dung
-
-
Khen ai khéo cấy thẳng hàng
Khen ai khéo cấy thẳng hàng
Ai đây để ý hỏi nàng có thương -
Cang thường ba má biểu đừng
-
Cây gì không lá không thân
-
Làm đĩ có văn tế Nôm
-
Đôi ta đã trót lời thề
Đôi ta đã trót lời thề,
Đã giao lời hẹn, ai về mặc ai. -
Có chắc như lời, có hẳn như lời
Có chắc như lời, có hẳn như lời?
Con dao vàng chọc huyết, miệng khấn trời ta uống chung -
Anh về têm một trăm miếng trầu cho tinh tuyết
-
Em về kẻo thầy em dức, kẻo mẹ em la
-
Chậu úp khôn soi
-
Đồn đây có đôi chim quy
-
Nếp dẻo, nỏ hết láng giềng đổi
-
Làm đĩ ba đông lấy chồng cũng đẹp
Làm đĩ ba đông lấy chồng cũng đẹp
-
Làm dâu cực nhọc long đong
Làm dâu cực nhọc long đong
Khuya còn giã gạo lưng không được nằm -
Làm bộ làm tịch
Làm bộ làm tịch
-
Làm biếng lấy miệng mà đưa
-
Lá lốt mà nấu canh cà
-
Làm người đừng nệ hơn thua
-
Làm người hiếu nghĩa đi đầu
Làm người hiếu nghĩa đi đầu
Hiếu cha hiếu mẹ việc gì không xong -
Chẳng thương cũng làm đò cúm núm
Chú thích
-
- Bánh canh
- Một món ăn bao gồm nước dùng được nấu từ tôm, cá và giò heo thêm gia vị tùy theo từng loại. Sợi bánh to, được làm từ bột gạo, bột mì, hoặc bột sắn hoặc bột gạo pha bột sắn. Trảng Bàng (Tây Ninh) là nơi có đặc sản bánh canh có thể xem là nổi tiếng nhất nước ta.
-
- Cương thường
- Cũng đọc là cang thường, cách nói tắt của tam cương ngũ thường, một khái niệm về đạo lí của Nho giáo trong chế độ phong kiến dành cho nam giới. Tam cương nghĩa là ba giềng mối (cương là đầu mối của lưới, nắm được cương thì các mắt lưới sẽ giương lên), gồm có quân thần (vua tôi), phụ tử (cha con), và phu phụ (chồng vợ). Ngũ thường (năm đức tính phải có) gồm: Nhân (đức khoan dung), lễ (lễ độ), nghĩa (đạo nghĩa), trí (trí tuệ) và tín (lòng thành thật).
Trong ca dao - dân ca, đạo cang thường thường dùng để chỉ tình cảm vợ chồng.
-
- Mạ
- Cây lúa non. Sau khi ngâm ủ thóc giống, người ta có thể gieo thẳng các hạt thóc đã nảy mầm vào ruộng lúa đã được cày, bừa kỹ hoặc qua giai đoạn gieo mạ trên ruộng riêng để cây lúa non có sức phát triển tốt, sau một khoảng thời gian thì nhổ mạ để cấy trong ruộng lúa chính.
-
- Tơ hồng
- Một loại cây dây leo, thân có màu vàng, đôi khi màu da cam hoặc đỏ. Tơ hồng là thực vật sống kí sinh, một khi tìm được cây chủ thích hợp sẽ bám vào và phát triển rất mạnh, đồng thời rễ trong đất cũng bắt đầu tiêu hủy đi. Dây và hạt tơ hồng có thể dùng làm vị thuốc Đông y.
-
- Văn tế
- Hay tế văn, một bài văn đọc lúc tế một người chết để kể tính nết, công đức của người ấy và tỏ lòng kính trọng thương tiếc của mình (theo Việt Nam văn học sử yếu - Dương Quảng Hàm).
-
- Trầu
- Còn gọi là trầu không, một loại dây leo dùng làm gia vị hoặc làm thuốc. Lá trầu được nhai cùng với vôi tôi hay vôi sống và quả cau, tạo nên một miếng trầu. Ở nước ta có hai loại trầu chính là trầu mỡ và trầu quế. Lá trầu mỡ to bản, dễ trồng. Trầu quế có vị cay, lá nhỏ được ưa chuộng hơn trong tục ăn trầu.
Người xưa có phong tục mời ăn trầu khi gặp nhau. Trầu cau tượng trưng cho tình yêu đôi lứa, vợ chồng, nên là một lễ vật không thể thiếu trong các dịp cưới hỏi.
Nghe nghệ sĩ nhân dân Thu Hiền hát bài Hoa cau vườn trầu.
-
- Ốc xà cừ
- Một loại ốc biển lớn, vỏ dày có nhiều hoa văn đẹp mắt. Vỏ ốc xà cừ thường được dùng để khảm vào các đồ vật bằng gỗ, có tác dụng trang trí, gọi là cẩn xà cừ.
-
- Thầy
- Cha, bố (phương ngữ một số địa phương Bắc và Bắc Trung Bộ).
-
- Chừ
- Giờ. Bây chừ nghĩa là "bây giờ" (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
-
- Dức
- Mắng nhiếc. Còn nói dức bẩn (phương ngữ Trung Bộ).
-
- Khôn
- Khó mà, không thể.
-
- Chậu úp khôn soi
- Theo sách Tục ngữ, cổ ngữ, gia ngôn của Huình Tịnh Của: Nghĩa là sự kín nhiệm không lẽ hiểu thấu, giả sử có đều hiểu được thì còn có đều sót, cũng như mặt trời soi còn sót chỗ chậu úp.
-
- Nỏ
- Không, chẳng (phương ngữ Trung Bộ).
-
- Trổi
- Tốt (phương ngữ Bắc Trung Bộ).
-
- Làm biếng lấy miệng mà đưa
- Lười thì hay khoác lác, lấp liếm. Tương tự câu Mồm miệng đỡ tay chân.
-
- Lá lốt
- Một loại cây cho lá có mùi thơm đặc trưng, thường được dùng làm gia vị hoặc làm thuốc. Trong số các món ăn có lá lốt, đặc sắc nhất phải kể đến bò nướng lá lốt. Ở một số địa phương Nam Bộ, loại cây này cũng được gọi là lá lốp.
-
- Nhủi
- Còn gọi là giủi, đồ đan bằng tre để xúc tôm tép hay bắt cá. Dùng nhủi đi bắt tôm cá gọi là "đi nhủi."
-
- Chẳng thương cũng làm đò cúm núm
- Theo sách Tục ngữ, cổ ngữ, gia ngôn của Huình Tịnh Của: Có ý nói về sự dâu rể ở với hai bên cha mẹ, không nên tỏ sự giận ghét, kẻo mất sự hiếu thảo thuận hòa, nghĩa là có không ưa cũng phải để bụng; về sự con cái ở cùng cha mẹ cũng vậy.