Toàn bộ nội dung
-
-
Nói thì sắc lẻm mần thì cùn trơ
-
Nỗi sầu nỗi nhớ nỗi thương
-
Nói ra thì cũng ngại lời
Nói ra thì cũng ngại lời
Nín đi thì sợ tiếng đời mỉa mai -
Nói ra kham khổ quá chừng
Nói ra kham khổ quá chừng
Cái áo thì đỏ quạch, cái quần thì đen thui
Anh em mình thật đáng làm sui
Bởi anh bị bóp họng, bởi tui bị bóp hầu -
Nói quấy nói quá
Nói quấy nói quá
-
Nói quá vạ thân
Nói quá vạ thân
-
Bài này có từ ngữ và/hoặc nội dung nhạy cảm.
Hãy cân nhắc trước khi bấm xem.Nứng lồn đi nhắc, nứng cặc đi nghiêng
-
Mở mang mang chạy lên rừng
-
Ta trong cây khế ta ra
-
Cóc hủi núp bụi tre còi
-
Có phúc dâu hiền rể thảo
Có phúc dâu hiền rể thảo
Vô phúc dâu cáo rể chồn -
Co ro như cò tháng tám
Co ro như cò tháng tám
-
Chữa được bệnh, ai chữa được mệnh
Chữa được bệnh, ai chữa được mệnh
-
Chó le lưỡi, người vãi vừng
-
Chó ăn mồm
-
Mưa trôi trên núi mưa về
-
Chặt tre chú ý gai, có tai lắng nghe người
Chặt tre chú ý gai
Có tai lắng nghe người -
Chẳng thà mắc võng ru con
-
Chăm làm là đống vàng mười
Chú thích
-
- Thiên Lôi
- Vị thần có nhiệm vụ làm ra sấm sét theo tưởng tượng của người xưa. Thiên Lôi thường được khắc họa là một vị thần tính tình nóng nảy, mặt mũi đen đúa dữ tợn, tay cầm lưỡi búa (gọi là lưỡi tầm sét). Trong văn hóa Việt Nam, Thiên Lôi còn được gọi là ông Sấm, thần Sấm, hoặc thần Sét.
-
- Mần
- Làm (phương ngữ Trung và Nam Bộ). Như mần ăn, mần việc, đi mần...
-
- Tư lương
- Tư: lo nghĩ. Lương: đo lường. Tư lương: Đoán trước sự thể về sau.
Đạo học ngày nay đã chán rồi
Mười người đi học, chín người thôi
Cô hàng bán sách lim dim ngủ
Thầy khóa tư lương nhấp nhổm ngồi
(Đạo học ngày nay - Tú Xương)
-
- Hồng đào
- Chú thích này đang để ngỏ. Nếu bạn có thông tin về Hồng đào, hãy đóng góp cho chúng tôi.
-
- Nghĩa nhân
- Cũng viết nhân nghĩa, nghĩa là "lòng yêu thương người (nhân) và biết làm điều phải (nghĩa)." Hiểu rộng là đạo nghĩa sống ở đời.
-
- Trọng
- Nặng (từ Hán Việt). Cũng đọc là trượng.
-
- Đi nhắc
- Đi nhúc nhắc, cà nhắc, đi chân thấp chân cao, không đều chân.
-
- Mang
- Cũng gọi là con mễn hay con mển, một loại hươu nai gặp trong những cánh rừng nhiệt đới và cận nhiệt đới.
-
- Theo GS Nguyễn Hữu Quang thì câu ca dao này nói về việc vua Lý Thái Tông tha tội phản nghịch cho Nùng Trí Cao, lại gia phong cho tước Thái Bảo, nhưng đến năm 1048 và 1052 Trí Cao lại nổi dậy xưng đế.
-
- Cạnh khế
- Cạnh khóe.
-
- Chi
- Gì (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
-
- Theo truyền thuyết, vua Lê Long Đĩnh một hôm ăn quả khế, trong ruột thấy có hột mận (lý), đoán rằng họ Lý sẽ nổi lên làm vua, bèn sai người đi tìm kẻ nào họ Lý thì giết đi. Trong khi đó, Lý Công Uẩn ngày ngày thường ở bên vua thì vua lại không để ý đến. Rốt cuộc nhà Lê mất vào tay nhà Lý. Người đương thời nhân đó mà đặt ra câu ca dao này để chế nhạo.
-
- Dạm ngõ
- Một nghi lễ trong phong tục hôn nhân của người Việt. Nhà trai xin đến nhà gái đặt vấn đề chính thức cho đôi nam nữ được tìm hiểu nhau một cách kỹ càng hơn trước khi đi đến quyết định hôn nhân. Về bản chất, lễ này chỉ là một ứng xử văn hóa, thông qua đó hai gia đình biết cụ thể về nhau hơn (về gia cảnh, gia phong), từ đó dẫn tới quyết định tiếp tục hay không quan hệ hôn nhân của hai gia đình. Lễ vật của lễ chạm ngõ theo truyền thống rất đơn giản: chỉ có trầu cau.
-
- Chó le lưỡi, người vãi vừng
- Trời sang hạ, nắng bắt đầu gay gắt (chó le lưỡi) là thời điểm tốt để gieo vừng.
-
- Chó ăn mồm
- Chửi hạng hỗn hào, gặp không biết chào hỏi ai.
-
- Mạ
- Cây lúa non. Sau khi ngâm ủ thóc giống, người ta có thể gieo thẳng các hạt thóc đã nảy mầm vào ruộng lúa đã được cày, bừa kỹ hoặc qua giai đoạn gieo mạ trên ruộng riêng để cây lúa non có sức phát triển tốt, sau một khoảng thời gian thì nhổ mạ để cấy trong ruộng lúa chính.
-
- Vàng mười
- Vàng nguyên chất.