Sao mà không nói không cười
Hay là đây chín đó mười không ưng
Toàn bộ nội dung
-
-
Mẹo Tràng Lưu, mưu làng Hết
-
Mây lên ngàn nước tràn xuống bể
-
Mây ấp rú Xước hứng nước cho mau
-
Đầu năm gặp nạn cháy nhà
-
Em là con gái lỡ thì
-
Chuối chi đã chuối lại cau
-
Trắng trong giữ giá nhà vàng
Trắng trong giữ giá nhà vàng,
Răng đen má đỏ, đợi chàng đầu xanh -
Con bò vàng ăn hòn núi bạc
-
Bà già mặc áo bông chanh
-
Cầm đàn gảy khúc nam thương
-
Nghe tin anh học Kinh Thi
-
Đời ông cho chí đời cha
-
Nước mắm ngon dầm con cá sặc
-
Nước dây ngựa chạy ngập kiều
-
Núp váy đàn bà
Núp váy đàn bà
-
Nuôi quân ta nộp lúa vàng
Nuôi quân ta nộp lúa vàng
Quân no đánh thắng, giết ngàn giặc Tây -
Cơm hẩm ăn với muối vừng
-
Đói vàng mắt
Đói vàng mắt
-
Đói sinh cùng, túng sinh hoảng
Dị bản
Đói ăn vụng
Túng làm càn
Chú thích
-
- Tràng Lưu
- Địa danh nay là một làng thuộc xã Trường Lộc, huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh, từ xưa đã là một vùng đất văn vật. Gái Tràng Lưu thông minh, xinh đẹp, nết na có tiếng.
-
- Làng Hết
- Địa danh nay thuộc xã Phú Lộc, huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh.
-
- Ngàn
- Rừng rậm.
-
- Bể
- Biển (từ cũ).
-
- Rú
- Núi, rừng nói chung (phương ngữ Trung Bộ).
-
- Núi Xước
- Tên dãy núi ngăn cách hai tỉnh Nghệ An và Thanh Hoá, xưa kia rất nhiều thú dữ, có truông Đông Hồi ven biển nối giữa xã Hải Hà và Quỳnh Lập.
-
- Thạch Hà
- Tên một huyện duyên hải thuộc tỉnh Hà Tĩnh. Thành phố Hà Tĩnh nằm ngay giữa và chia huyện thành hai phần Đông và Tây.
-
- Thầy mẹ
- Cha mẹ (phương ngữ miền Bắc).
Con đi mười mấy năm trời,
Một thân, một bóng, nửa đời gió sương.
Thầy đừng nhớ, mẹ đừng thương,
Cầm như đồng kẽm ngang đường bỏ rơi!
Thầy mẹ ơi, thầy mẹ ơi,
Tiếc công thầy mẹ đẻ người con hư!
(Thư gửi thầy mẹ - Nguyễn Bính)
-
- Chi
- Gì (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
-
- Chuối cau
- Loại chuối quả nhỏ và mập (trông giống quả cau), khi chín vỏ vàng, thịt thơm và hơi nhão.
-
- Cá bò
- Tên chung của một số loài cá biển như cá bò hòm, cá bò giáp, cá bò gai, cá bò da đá... Những loại cá này đều có thân hình to bản, da dày cứng, nhưng thịt rất thơm ngon.
-
- Rắn hổ
- Tên chung của một số loài rắn độc. Ở Việt Nam, họ rắn hổ gồm 9 loài: rắn cạp nia thường, rắn cạp nia nam, rắn cạp nia bắc, rắn cạp nong, rắn hổ mang, đẻn gai, rắn hổ chúa, rắn hổ mang xiêm.
-
- Chàng hiu
- Còn gọi là chàng hương, chàng cương, chẫu chàng, nhái bén, một loài thuộc họ ếch nhái, mình nhỏ, chân dài, sống ở đồng ruộng, ao hồ hoặc trên cây.
-
- Ngọc Trản
- Tên một ngọn núi thuộc địa phận làng Ngọc Hồ, phường Hương Hồ, thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên - Huế. Núi này xưa có tên là Hương Uyển Sơn, sau mới đổi tên là Ngọc Trản (có nghĩa là chén ngọc), dân gian quen gọi là Hòn Chén. Trên núi có điện Hòn Chén, thờ Thiên Y Thánh Mẫu.
-
- Ngự Bình
- Tên một hòn núi đất cao 103 m, còn gọi tắt là Núi Ngự, trước có tên là Hòn Mô hay Núi Bằng (Bằng Sơn), đến thời vua Gia Long thì đổi thành Ngự Bình. Núi ở bờ phải sông Hương (giữa Cồn Hến và Cồn Giã Viên), cách trung tâm thành phố Huế 4 km về phía Nam, hai bên có hai ngọn núi nhỏ chầu vào gọi là Tả Bật Sơn và Hữu Bật Sơn. Núi Ngự và sông Hương là hai biểu tượng của Huế, vì vậy Huế còn được gọi là vùng đất sông Hương - núi Ngự.
-
- Gá nghĩa
- Kết nghĩa (gá nghĩa vợ chồng, gá nghĩa anh em), tiếng miền Nam còn đọc trại thành gá ngãi.
-
- Hẹ
- Một loại rau được dùng nhiều trong các món ăn và các bài thuốc dân gian Việt Nam.
-
- Nam thương
- Tên một khúc nhạc trong nghệ thuật ca trù. Khúc Nam thương có giai điệu ai oán, não nề nên cũng được thổi bằng kèn trong các đám tang.
-
- Bài ca dao này lấy ý từ tích Mạc Đĩnh Chi khi đi sứ Trung Quốc bị thách đối "Si, mị, võng, lượng, tứ tiểu quỷ" (theo Hán tự thì trong bốn chữ Si (li) 魑, Mị 魅, Võng 魍, Lượng 魉 đều có chữ Quỷ 鬼) đã đối lại "Cầm, sắt, tì, bà, bát đại vương" (Cầm 琴, Sắt 瑟, Tì 琵, Bà 琶, mỗi chữ đều có hai chữ Vương 王, cộng lại thành tám). Tuy nhiên, độ chân thực của tích này còn nhiều nghi vấn.
-
- Kinh Thi
- Một trong Ngũ Kinh, gồm 311 bài thơ vô danh được sáng tác trong khoảng thời gian 500 năm, từ đầu thời Tây Chu đến giữa thời Xuân Thu, chia làm ba bộ phận lớn là Phong, Nhã và Tụng. Nguồn gốc các bài thơ trong Kinh Thi khá phức tạp, gồm cả ca dao, dân ca và nhã nhạc triều đình, với các tác giả thuộc mọi tầng lớp trong xã hội đương thời.
-
- Chi rứa
- Gì thế (phương ngữ Trung Bộ).
-
- Điền
- Ruộng đất (chữ Hán 田).
-
- Chí
- Đến, kéo dài cho đến (từ Hán Việt).
-
- Cá sặc
- Một loại cá đồng, có rất nhiều ở vùng Tây Nam Bộ vào mùa nước nổi. Người dân Nam Bộ thường đánh bắt cá sặc để làm khô cá, mắm sặc, hoặc nấu thành nhiều món ăn ngon như gỏi, cháo, canh chua bông súng...
-
- Kiều khấu
- Bộ đồ trang sức cho con ngựa, gồm: hàm thiếc, nòng cổ, dây nịt lưng, dây cương, v.v. Bộ yên được trang trí phủ trên mình voi cũng gọi là kiều khấu.
-
- Hẩm
- Chỉ thức ăn (thường là cơm, gạo) đã biến chất, hỏng.
-
- Kẻ Ngọ
- Địa danh cũ nay thuộc xã Tiến Lộc, huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hóa.
-
- Răng đen
- Người xưa có phong tục nhuộm răng đen. Từ điển Văn hoá cổ truyền Việt Nam, Nhà xuất bản Thế giới, 2002, trang 511, nói về nhuộm răng như sau:
"Phong tục người Việt cổ coi răng càng đen càng đẹp. Trước khi nhuộm đen phải nhuộm đỏ. Thuốc nhuộm răng đỏ là cánh kiến đỏ trộn với rượu rồi đun quánh như bột nếp. Quét bột này lên mảnh lá chuối hột ấp vào răng trước khi đi ngủ. Làm nhiều lần cho đến khi hàm răng bóng ánh nổi màu cánh gián. Thuốc nhuộm đen: phèn đen, vỏ lựu khô, quế chi, hoa hồi, đinh hương nghiền nhỏ, hòa giấm hoặc rượu, đun cho quánh như hồ dán. Quét lên lá chuối đắp lên răng như nhuộm đỏ. Từ 5 đến 7 ngày thuốc mới bám vào răng, nổi màu đen thẫm rồi đen bóng. Súc miệng bằng nước cốt dừa. Kiêng ăn thịt mỡ, cua cá, vật cứng, nóng. Có khi chỉ nuốt cơm hoặc húp cháo. Kể cả nhuộm đỏ và đen, thời gian kéo dài đến nửa tháng."
-
- Cùng
- Khốn khổ, khánh kiệt (từ Hán Việt).