Giời nắng thì giời lại mưa
Chứng nào tật ấy có chừa được đâu
Toàn bộ nội dung
-
-
Nực cười chữ nãi là bèn
-
Măng tháng chín thì nhịn cho chồng
Dị bản
-
Cây mây nở hoa trời hết sấm
-
Canh tập tàng thì ngon, con tập tàng thì khôn
-
Đã trót thì phải trét
-
Cá rô tháng năm như dằm gỗ lim
-
Đá cao sao khỏi gập ghềnh
-
Trách trời cá nhỏ đó thưa
-
Đường vui ni anh vẫn đi qua
-
Bao giờ chớp bức sang Đông
-
Ba cơm bảy mắm chín cà
-
Nói cho Pháp nghe
-
Nói cho đôi chối lôi thôi
-
Nỏ thà ăn nhắt, đừng có tắt bữa
-
Nỏ thà ấp mạ giường không
-
Nợ tiền đem trả thì vơi
Nợ tiền đem trả thì vơi
Nợ tình đem trả ai ơi càng đầy -
No ra bụt, đói ra ma
No ra bụt, đói ra ma
Đó là cái thói người ta thường tình -
No gì mà no
Dị bản
-
Nín thì cũng ngặt
Chú thích
-
- Giời
- Trời (phương ngữ Bắc và Bắc Trung Bộ).
-
- Nãi
- Bèn (chữ Hán 乃).
-
- Chi
- Gì (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
-
- Nỏ
- Không, chẳng (phương ngữ Trung Bộ).
-
- Mây
- Tên chung của khoảng hơn 600 loài dây leo thuộc họ cọ, thân có nhiều gai, mọc nhiều ở các vùng rừng núi nước ta. Gỗ mây rất dẻo, được khai thác để sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ, đồ dùng trong gia đình như bàn, ghế, đan giỏ đựng... Loài mây được trồng và sử dụng nhiều nhất ở nước ta là mây nếp.
-
- Rau tập tàng
- Các loại rau trộn lẫn với nhau, mỗi loại một ít, thường dùng để nấu canh. Có nơi gọi là rau vặt.
-
- Đã trót thì phải trét
- Đã bắt đầu làm một việc gì thì cho dù có khó khăn hoặc hết hứng thú cũng phải làm cho xong.
-
- Cá rô
- Loại cá rất thường gặp trên các đồng ruộng ở nước ta. Nhân dân ta thường tát đồng để bắt cá rô. Cá rô đồng có thịt béo, thơm, dai, ngon, dù hơi nhiều xương, và được chế biến thành nhiều món ngon như kho, nấu canh, làm bún...
Lưu ý: Có một giống cá khác gọi là cá rô phi, thường được nuôi ở ao, nhưng khi nhắc đến cá rô thì người ta nghĩ ngay đến cá rô đồng.
-
- Cá rô tháng năm như dằm gỗ lim
- Tháng năm thường khô hạn, cá rô không có thức ăn nên gầy, xương xẩu cứng như dằm gỗ lim.
-
- Đại
- (Làm việc gì) ngay, chỉ cốt cho qua việc, hoặc không kể đúng sai (khẩu ngữ).
-
- Đó
- Dụng cụ đan bằng tre hoặc mây, dùng để bắt tôm cá.
-
- Nậy
- Lớn (phương ngữ Nghệ Tĩnh).
-
- Ni
- Này, nay (phương ngữ miền Trung).
-
- Nói cho Pháp nghe
- Nói ba hoa, khoác lác vì nghĩ người ta không hiểu.
-
- Đôi chối
- Phân rõ phải trái với nhau trước người làm chứng.
-
- Nỏ thà
- Chẳng thà (phương ngữ Bắc Trung Bộ).
-
- Ăn nhắt
- Ăn nhín, ăn dè sẻn.
-
- Ấp mạ giường không
- Chỉ sự cô đơn lạnh lẽo. Thường nói đến cảnh nam nữ đã quá thì mà chưa lập gia đình.
-
- Mo
- Phần vỏ ngoài của hoa dừa hay hoa cau. Khi hoa còn non chưa nở, mo màu xanh, hai cánh dạng thuyền úp lại che chở cho hoa bên trong. Mo tự tách ra khi hoa nở và khô dần đi khi cây đậu quả. Mo cau, mo dừa già sẽ tự rụng xuống hoặc được người trồng giật xuống khi thu hái quả. Mo cau mềm mại, dẻo dai, được dân ta sử dụng để gói giò (chả) và nhất là gói cơm nắm mang theo khi làm đồng làm rẫy. Cơm nắm mo cau là một hình ảnh quen thuộc và thân thương với người nông dân nước ta.
-
- Bồ hòn
- Cây to cùng họ với vải, nhãn, quả tròn, khi chín thì thịt quả mềm như mạch nha. Quả bồ hòn có vị rất đắng, có thể dùng để giặt thay xà phòng.
-
- Đánh đáo
- Một trò chơi dân gian của trẻ em. Để chơi, cần có một ít đồng xu và một "con cái" để đánh. Thông thường con cái này được đúc bằng chì. Khi chơi, người chơi kẻ một vạch trên nền đất, rải các đồng xu lên, rồi đứng xa một khoảng tùy thỏa thuận và ở trước một vạch khác để ném cái vào xu (gọi là đánh). Đây là một trò chơi rất phổ biến ở cả ba miền, nên mỗi miền có thể có cải biến thành luật chơi và cách chơi khác nhau.
-
- Đánh khăng
- Miền Nam gọi là đánh trỏng, một trò chơi dân gian rất phổ biến trước đây. Dụng cụ chỉ gồm hai thanh gỗ hình trụ, gọi là cái và con (có nơi gọi là gà mẹ, gà con). Đánh khăng là trò chơi tập thể, thường được chơi trên bãi đất trống và có nhiều kĩ thuật đánh khác nhau. Đọc thêm.
-
- Đây là lời con trâu trả lời chủ trong chuyện cổ tích Gốc tích cái nốt dưới cổ con trâu
-
- Thời
- Thì. Xưa vì kị húy vua Tự Đức (Nguyễn Phúc Thì) nên chữ này được đọc chạnh đi thành "thời."