Toàn bộ nội dung
-
-
Ta đi tìm bạn ta đây
-
Tay cầm nọc cấy chợt thấy bạn vàng
-
Tiếng ai vòi vọi ngoài sân
-
Tay cầm li rượu Sơn Đông
-
Dao sắc đến đâu bỏ hoài cũng rỉ
Dao sắc đến đâu bỏ hoài cũng rỉ
-
Áo rách thay vai, quần rách đổi ống
Áo rách thay vai,
Quần rách đổi ống -
Nhìn anh nước mắt rưng rưng
-
Bước lên xe lửa Biên Hòa
-
Rạng đông súng nổ, kiểng đổ, trống thùng
-
Ra về nhớ bạn quá chừng
-
Ra về nỏ có chi đưa
-
Ra về mới đến nửa đồng
Ra về mới đến nửa đồng
Nón che, tay ngoắt, trong lòng nhớ thương. -
Ra về mai đã đến chưa
Ra về mai đã đến chưa
Để em bưng bát cơm trưa đợi chờ
– Cơm trưa em hãy ăn đi
Còn như cơm tối em thì đợi anhDị bản
Chàng về, mai đã lên chưa ?
Để em bưng bát cơm trưa đợi chờ.
Đã chờ cho đáng công chờ
Chờ cho muống mọc lên bờ trổ bông.
-
Ra về lòng nhớ dạ thương
Ra về lòng nhớ dạ thương
Cho mình quên cả gió sương lạnh lùng. -
Ra về không dứt mà về
Ra về không dứt mà về,
Bỏ non, bỏ nước, bỏ lời thề cho ai. -
Ra về khôn nỡ rời tay
-
Ra về giữ bốn câu thơ
Ra về giữ bốn câu thơ
Câu thương câu nhớ câu chờ câu mong -
Ra về em một ngó theo
Ra về em một ngó theo
Ruột đứt đi từng đoạn, gan em teo nửa chừng -
Ra về em có dặn dò
Ra về em có dặn dò,
Mai ra chớ hở chuyện trò với ai.
Chú thích
-
- Sống phá rối thị trường, chết chật đường chật xá
- Câu nói được cho là của người Sài Gòn xưa về Hoa kiều: họ rất giỏi buôn bán, có khi câu kết với nhau lũng đoạn thị trường gây khó khăn không ít cho người Việt; khi chết, theo phong tục, người Hoa làm tang lễ rất linh đình, nhiều lúc gây ảnh hưởng tới cộng đồng.
-
- Khó
- Nghèo.
-
- Nọc
- Nông cụ cầm tay bằng một khúc gỗ tròn có tra cán, dùng để xoi một lỗ trên đất ruộng khô rồi cấy cây lúa vào đó.
-
- Bạn vàng
- Bạn thân, bạn quý. Thường dùng để chỉ người yêu.
-
- Ái ân
- Nguyên nghĩa là tình ái và ân huệ khắng khít với nhau. Về sau được hiểu là sự âu yếm, giao hợp của vợ chồng hay cặp tình nhân.
-
- Sơn Đông
- Tên một làng thuộc xã Thanh Đức, huyện Long Hồ, tỉnh Vĩnh Long. Làng có truyền thống nấu rượu với loại rượu nếp Sơn Đông nổi tiếng.
-
- Làm mai
- Còn gọi là làm mối, mai mối. Người làm mai gọi là ông (bà) mối hay ông (bà) mai, là người đứng trung gian, giới thiệu cho hai bên trai gái làm quen hoặc cưới nhau.
-
- Xúp lê
- Cũng viết là súp lê, phiên âm từ tiếng Pháp của động từ souffler (kéo còi tàu thủy). Còn được hiểu là còi tàu.
-
- Biên Hòa
- Địa danh nay là thành phố trực thuộc tỉnh Đồng Nai, nổi tiếng với đặc sản bưởi Biên Hòa. Trong thời kì Pháp thuộc, người Pháp mở nhiều đồn điền cao su tại đây, đồng thời xây dựng ga xe lửa Biên Hòa thuộc tuyến xe lửa Sài Gòn-Mỹ Tho phục vụ cho nhu cầu vận chuyển nhân công và thành phẩm.
-
- Tánh Linh
- Địa danh nay là một huyện miền núi thuộc tỉnh Bình Thuận. Hai chữ Tánh Linh có nguồn gốc từ tiếng Chăm "Play T'nao Linh" nghĩa là "bàu nước thiêng." Trước đây, đây là một vùng đất ma thiêng nước độc.
-
- Kẻng
- Cũng gọi là kiểng, một dụng cụ bằng kim loại được treo để đánh báo hiệu.
-
- Qua
- Từ người lớn dùng để tự xưng một cách thân mật với người nhỏ, hoặc cách tự xưng có đôi chút tính chất khách quan, nhưng thân tình (Từ điển từ ngữ Nam Bộ - Huỳnh Công Tín).
-
- Bậu
- Cũng nói là em bậu, tiếng gọi người tiếp chuyện với mình, khác giới tính, có ý thương mến, thân mật. Cách xưng hô "qua, bậu" thường được dùng trong quan hệ vợ chồng, người yêu (phương ngữ Nam Bộ).
-
- Bạn
- Người bạn gái, thường được dùng để chỉ người mình yêu (phương ngữ Nam Bộ).
-
- Nỏ
- Không, chẳng (phương ngữ Trung Bộ).
-
- Thầy
- Cha, bố (phương ngữ một số địa phương Bắc và Bắc Trung Bộ).
-
- Khôn
- Khó mà, không thể.
-
- Tày
- Bằng (từ cổ).
-
- Ba thu
- Ba mùa thu, tức là ba năm. Lấy ý từ bài Thái cát (Hái rau) trong Kinh Thi, trong có đoạn:
Bỉ thái tiêu hề.
Nhất nhật bất kiến,
Như tam thu hềDịch:
Cỏ tiêu đi hái kìa ai,
Xa nhau chẳng gặp một ngày đợi trông.
Bằng ba mùa đã chất chồng."Một ngày không gặp xem bằng ba thu" thường dùng để chỉ sự nhớ nhung khi xa cách của hai người yêu nhau.