Ngẫu nhiên

Chú thích

  1. Ngò
    Còn gọi là ngò rí, rau mùi, loại rau có mùi thơm, thường được trồng làm rau thơm và gia vị.

    Ngò

    Ngò

  2. Rau cần
    Một loại rau xanh thường được nhân dân ta trồng để nấu canh, xào với thịt bò, hoặc làm vị thuốc.

    Canh cá nấu cần

    Canh cá nấu cần

  3. Rau thơm
    Tên chung dùng để chỉ các loại rau ăn được (có thể là rau, củ, quả thơm), được trồng hoặc hái từ tự nhiên, có mùi thơm đặc biệt tùy theo loại do các tinh dầu trong rau bay hơi tạo thành. Thơm còn là tên gọi tắt của người Hà Nội dành cho loại húng thơm mà nổi tiếng nhất là húng Láng.
  4. Tương truyền trước đây ở Cần Thơ trồng rất nhiều rau cần và rau thơm, và bài ca dao này là một câu rao của những người gánh rau đi bán.
  5. Vĩnh Đoài
    Cũng gọi là Vĩnh Mỗ, một làng nằm ở phía Tây thị trấn Yên Lạc, tỉnh Vĩnh Phúc. Làng có truyền thống làm nghề mộc, có nhiều thợ giỏi và lành nghề, đặc biệt có kĩ thuật dát giường và đóng giường tre rất đẹp.
  6. Bích Chu
    Một làng nay thuộc địa phận xã An Tường, huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc, nổi tiếng về kỹ thuật làm đồ gỗ. Hiện nay, làng gồm 800 hộ và tất cả đều làm nghề mộc.

    Làm nghề mộc ở Bích Chu

    Làm nghề mộc ở Bích Chu

  7. Kiên Cương
    Một làng thuộc xã Ngũ Kiên, huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc hiện nay. Làng có nghề mộc truyền thống.
  8. Chi
    Gì (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
  9. Vắn
    Ngắn (từ cổ).

    Tự biệt nhiều lời so vắn giấy
    Tương tư nặng gánh chứa đầy thuyền

    (Bỏ vợ lẽ cảm tác - Nguyễn Công Trứ)

  10. Đặng
    Được, để, nhằm (từ cũ, phương ngữ).
  11. Sài Gòn
    Nay là thành phố Hồ Chí Minh, thành phố đông dân nhất, đồng thời cũng là trung tâm kinh tế, văn hóa, giáo dục quan trọng của nước ta. Vùng đất này ban đầu được gọi là Prey Nokor, thành phố sau đó hình thành nhờ công cuộc khai phá miền Nam của nhà Nguyễn. Năm 1698, Nguyễn Hữu Cảnh cho lập phủ Gia Định, đánh dấu sự ra đời thành phố. Khi người Pháp vào Đông Dương, để phục vụ công cuộc khai thác thuộc địa, thành phố Sài Gòn được thành lập và nhanh chóng phát triển, trở thành một trong hai đô thị quan trọng nhất Việt Nam, được mệnh danh Hòn ngọc Viễn Đông hay Paris Phương Đông. Năm 1954, Sài Gòn trở thành thủ đô của Việt Nam Cộng hòa và thành phố hoa lệ này trở thành một trong những đô thị quan trọng của vùng Đông Nam Á. Sau 1975, Sài Gòn được đổi tên thành "Thành phố Hồ Chí Minh," nhưng người dân vẫn quen gọi là Sài Gòn.

    Chợ Bến Thành, một trong những biểu tượng của Sài Gòn

    Chợ Bến Thành, một trong những biểu tượng của Sài Gòn

    Sài Gòn về đêm

    Sài Gòn về đêm

  12. Mỹ An
    Địa danh nay là một xã thuộc huyện Măng Thít, tỉnh Vĩnh Long.
  13. Xấu hổ.
  14. Dần lân
    Lì lợm, nhẵn mặt (phương ngữ miền Trung). Cũng như lần khân.
  15. Củ đậu
    Một loại cây dây leo cho củ to, bột, nhiều nước, vị ngọt, thường được ăn sống, đôi khi được chấm muối hoặc với nước chanh và ớt bột. Người ta cũng nấu củ đậu dưới dạng xúp, món xào. Miền Trung và miền Nam gọi củ đậu là sắn dây hoặc sắn nước.

    Củ đậu

    Củ đậu

  16. Theo kinh nghiệm dân gian, khi bị rắn độc cắn, lấy lá sắn dây tươi giã vắt lấy nước uống, bã đắp lên vết rắn cắn, có thể chữa được.
  17. Sịa
    Một địa danh nay là tên thị trấn của huyện Quảng Điền nằm ở phía bắc của Thừa Thiên-Huế, cách thành phố Huế khoảng 30km theo hướng Đông trên Quốc lộ 1. Về tên Sịa, có một số giả thuyết:

    - Sịa là cách đọc trại của sỉa, cũng như sẩy (trong sẩy chân), nghĩa là vùng trũng, vùng sỉa, lầy.
    - Sịa là cách đọc trại của sẻ. Vùng Sịa xưa là vùng có nhiều lúa, chim sẻ thường về.
    - Sịa là cách đọc trại của sậy, vì trước đây vùng này nhiều lau sậy.

  18. Chùa Đức La
    Tên chữ là Vĩnh Nghiêm Tự, một ngôi chùa cổ có từ khoảng thế kỉ 13, tọa lạc tại xã Trí Yên, huyện Yên Dũng, Bắc Giang. Ngôi chùa này từng là một trung tâm Phật giáo lớn của cả nước, nơi ba vị Tổ của Thiền phái Trúc Lâm: Trần Nhân Tông, Pháp Loa và Huyền Quang mở trường thuyết pháp và sau này là nơi đào tạo tăng đồ cho cả nước.

    Khuôn viên chùa Đức La

    Khuôn viên chùa Đức La

  19. Chùa Bổ Đà
    Tên chính xác là chùa Quán Âm núi Bổ Đà hay Bổ Đà Sơn Quán Âm Tự (普陀山觀音寺), gọi tắt là chùa Bổ, một trong những ngôi chùa độc đáo nhất Kinh Bắc, là Trung tâm Phật giáo lớn của dòng thiền Trúc Lâm Yên Tử. Chùa tọa lạc trên ngọn núi Phượng Hoàng (Bổ Đà sơn), phía Bắc sông Cầu, thuộc địa phận xã Tiên Sơn, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang . Chùa có từ thời nhà Lý thế kỉ 11 và được xây dựng lại vào thời Lê Trung hưng, dưới triều vua Lê Dụ Tông, đến nay vẫn còn bảo tồn nguyên vẹn kiến trúc và nhiều thư tịch có giá trị.

    Một góc chùa Bổ Đà

    Một góc chùa Bổ Đà

  20. Chùa Dền
    Một ngôi chùa thuộc tổng Thọ Xương cũ, nay thuộc thị xã Bắc Giang. Đầu thế kỷ 20 chùa bị tháo dỡ, chuyển xuống cạnh thành Dền.
  21. Quan
    Đơn vị tiền tệ cổ của nước ta dùng đến đầu thế kỷ 20. Đối với tiền quý (cổ tiền), một quan bằng 60 tiền (600 đồng kẽm). Với tiền gián (sử tiền), một quan bằng 360 đồng kẽm.
  22. Đụn
    Kho thóc.
  23. Ống đồng
    Ống quyển, cẳng chân.
  24. Giấc kê vàng
    Từ cụm từ Hán Việt là hoàng lương mộng, ý nói đời người ngắn ngủi, vinh hoa phú quý tựa như giấc chiêm bao, lấy từ một chuyện trong bộ Thái Bình quảng kí soạn vào đời Tống bên Trung Quốc: Lư Sinh trọ ở Hàm Đan, gặp đạo sĩ Lã Ông. Lư Sinh than vãn cảnh mình cùng khốn. Lã Ông bèn lấy cái gối bằng sứ cho Lư Sinh mượn ngủ. Khi ấy, chủ quán đang nấu một nồi kê (hoàng lương, lúa mạch). Trong giấc ngủ, Lư Sinh nằm mộng thấy được tận hưởng vinh hoa phú quý. Lúc tỉnh dậy, thì nồi kê chưa chín.

    Bức tượng Lư Sinh nằm mộng ở Hàm Đan (Trung Quốc)

    Bức tượng Lư Sinh nằm mộng ở Hàm Đan (Trung Quốc)

  25. Son
    Còn trẻ chưa có vợ, chưa có chồng.
  26. Khuê môn
    Cửa nhà trong, chỗ con gái ở (từ Hán Việt).