Ngẫu nhiên

Chú thích

  1. Thê thiếp
    Thê là vợ cả, thiếp là vợ lẽ. Thê thiếp chỉ vợ nói chung.
  2. Ra vời
    Ra khơi đánh bắt cá.
  3. Cau
    Loại cây nhiều đốt, thân nhỏ và cao vút, có quả dùng để ăn với trầu.

    Cây cau

    Cây cau

    Quả cau và lá trầu

    Quả cau và lá trầu

  4. Tằm
    Còn gọi là tằm tơ, ấu trùng của loài bướm tằm. Tằm ăn lá dâu tằm và nhả tơ thành kén. Tằm đã sẵn sàng nhả tơ được gọi là tằm chín, có màu vàng óng hoặc đỏ nâu bóng, trong suốt. Tơ tằm dùng để dệt lụa và có giá trị kinh tế cao.

    Tằm đang ăn lá dâu

    Tằm đang ăn lá dâu

    Kén tằm

    Kén tằm

  5. Kiếp
    Cuộc đời của một con người hay của một sinh vật, từ lúc sinh ra đến lúc chết đi.
  6. Lòng tong
    Còn gọi là lòng đong, tên gọi chung của một số loại cá nước ngọt hoặc nước lợ, thân nhỏ, thường được người dân đem kho khô hoặc kho nước với tiêu bột ăn cơm nóng.

    Cá lòng tong chỉ vàng

    Cá lòng tong chỉ vàng

  7. Cẩn tắc vô ưu
    Cẩn thận thì không phải lo lắng (về sau).
  8. Mo
    Phần vỏ ngoài của hoa dừa hay hoa cau. Khi hoa còn non chưa nở, mo màu xanh, hai cánh dạng thuyền úp lại che chở cho hoa bên trong. Mo tự tách ra khi hoa nở và khô dần đi khi cây đậu quả. Mo cau, mo dừa già sẽ tự rụng xuống hoặc được người trồng giật xuống khi thu hái quả. Mo cau mềm mại, dẻo dai, được dân ta sử dụng để gói giò (chả) và nhất là gói cơm nắm mang theo khi làm đồng làm rẫy. Cơm nắm mo cau là một hình ảnh quen thuộc và thân thương với người nông dân nước ta.

    Mo cau

    Mo cau

    Cơm nắm gói trong mo cau.

    Cơm nắm gói trong mo cau.

  9. Nong
    Dụng cụ hình tròn, đan bằng tre, có vành, đáy nông, thường dùng để phơi nông sản hoặc để nuôi tằm. Có vùng gọi là nống. Nhỏ hơn nong một chút gọi là nia.

    Nong, nia, thúng

    Nong, nia, thúng

  10. Gàu
    Đồ dùng để kéo nước từ giếng hay tát nước từ đồng ruộng. Trước đây gàu thường được đan bằng tre hoặc làm từ bẹ cau, sau này thì gàu có thể được làm bằng nhựa hoặc tôn mỏng.

    Tát gàu sòng

    Tát gàu sòng

  11. Kinh nghiệm trên đường của người lái xe.
  12. Có bản chép: nhỏ.
  13. Thổ Hà
    Một ngôi làng thuộc xã Vân Hà, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang, có nghề truyền thống là làm gốm, nung vôi và làm bánh đa nem.
  14. Chữ "ấm" trong "ấm nước" đồng âm với trong cậu ấm, nên mới nói là "Ai ai cũng gọi anh là con quan."
  15. Linh đinh
    Lênh đênh (phương ngữ Nam Bộ). Nghĩa rộng là nay đây mai đó.
  16. Cửa
    Cách nó tắt của cửa sông hoặc cửa biển, nơi các con sông gặp nhau hoặc đổ ra biển. Chữ Hán gọi là thủy khẩu.

    Cửa sông

    Cửa sông

  17. Kho tàu
    Cách kho thức ăn (thịt, cá, tôm) theo kiểu người Tàu: kho với nước dừa, vị hơi ngọt, nước có màu đỏ. Nhà văn Bình Nguyên Lộc có một cách giải thích khác về tên gọi: "Thịt kho tàu không phải là món ăn của người…Tầu.
    Đúng ra là “tàu”. Tàu đây hiểu theo người Nam ở miệt dưới như sông Cái Tàu Thượng, sông Cái Tàu Hạ.
    Tàu nghĩa là…“lạt”.
    Và kho tàu là kho lạt lạt chứ không phải là kho mặn.
    Tàu chứ không phải là…Tầu hay kho theo Tầu. Vì bên Tầu lạnh nên không có dừa để có
    nước dừa tươi chêm vào nồi thịt kho tàu."

    Thịt kho tàu

    Thịt kho tàu

  18. Trà Vinh
    Tên một tỉnh ven biển ở đồng bằng sông Cửu Long, có kho tàng văn hoá đa dạng, đặc biệt là văn hoá vật thể và phi vật thể của người Khmer: chữ viết, lễ hội, đền chùa... Tại đây cũng có nhiều đặc sản như cốm dẹp trộn dừa kiểu Khmer; các món đuông như đuông chà là, đuông đất và đuông dừa; mắm rươi; rượu Xuân Thạnh, bánh tét, bánh tráng ba xe, mắm kho, bún nước lèo...

    Chùa Kompong Ksan tại Trà Vinh

    Chùa Kompong Ksan tại Trà Vinh

    Bún nước lèo - đặc sản Trà Vinh

    Bún nước lèo - đặc sản Trà Vinh

  19. Hàng vây (gai) cứng trên sống lưng cá (từ Hán Việt).