Ngẫu nhiên

Chú thích

  1. Đếm cua trong lỗ
    Tính đếm cái mà mình chưa có thì cũng như đếm cua trong lỗ, không có gì chắc chắn cả.
  2. Ghe
    Thuyền nhỏ, thường đan bằng tre (gọi là ghe nan) hoặc bằng gỗ. Từ này đôi khi được dùng để chỉ tàu thuyền nói chung, nhất là ở vùng Trung và Nam Bộ.

    Chèo ghe

    Chèo ghe

  3. Cá trê
    Tên một họ cá da trơn nước ngọt phổ biến ở nước ta. Cá trê có hai râu dài, sống trong bùn, rất phàm ăn. Nhân dân ta thường đánh bắt cá trê để làm các món kho, chiên hoặc gỏi.

    Cá trê

    Cá trê

  4. Sống lưng (phương ngữ Bắc Trung Bộ).
  5. Bình Trung
    Tên một làng nay là ấp Bình Trung, xã Thạnh Nhựt, huyện Gò Công Tây, tỉnh Tiền Giang.
  6. Dương Phước
    Tên một thôn xưa thuộc tổng Hòa Lạc Hạ, tỉnh Gò Công, nay thuộc xã Phước Trung, huyện Gò Công Đông, tỉnh Tiền Giang.
  7. Cá lóc
    Còn có các tên khác là cá tràu, cá quả tùy theo vùng miền. Đây là một loại cá nước ngọt, sống ở đồng và thường được nuôi ở ao để lấy giống hoặc lấy thịt. Thịt cá lóc được chế biến thành nhiều món ăn ngon. Ở miền Trung, cá tràu và được coi là biểu tượng của sự lanh lợi, khỏe mạnh, vì thế một số nơi có tục ăn cá tràu đầu năm.

    Cá lóc

    Cá lóc

  8. Lách
    Cũng gọi là đế, một dạng lau sậy mọc thành bụi hoang, thân nhỏ lá cứng, có nhiều ở đồng bằng sông Cửu Long.

    Lách

    Lách

  9. Le le
    Tên một loài chim gần giống vịt trời, hay kiếm ăn ở vùng đồng ruộng hay bưng biền, gặp nhiều ở vùng Đồng Tháp Mười.

    Con le le

    Con le le

  10. Khoảng đất nổi cao lên giữa nơi bằng phẳng.
  11. Nghè
    Tên gọi dân gian của học vị Tiến sĩ dưới chế độ phong kiến.
  12. Tía
    Màu tím đỏ.
  13. Tàn
    Cũng gọi là tán, đồ dùng có cán dài cắm vào một khung tròn bọc nhiễu hoặc vóc, xung quanh rủ dài xuống, để che cho vua quan thời xưa, hoặc dùng trong các đám rước.

    Cái tàn vàng.

    Cái tàn vàng.

  14. Quan
    Đơn vị tiền tệ cổ của nước ta dùng đến đầu thế kỷ 20. Đối với tiền quý (cổ tiền), một quan bằng 60 tiền (600 đồng kẽm). Với tiền gián (sử tiền), một quan bằng 360 đồng kẽm.
  15. Nanh chồn
    Một giống lúa vụ đông-xuân, trước đây được trồng phổ biến ở các vùng trồng lúa tại các địa phương như Long Điền, Đất Đỏ, Bà Rịa-Vũng Tàu... Gạo Nanh chồn dạng thuôn dài, trắng ngà, đầu hạt nhọn sắc như nanh con chồn, được xem là một trong những loại gạo ngon nhất ở các tỉnh phía Nam.

    Gạo Nanh chồn

    Gạo Nanh chồn

    Đọc truyện ngắn Gạo nhà nghèo của nhà văn Bình Nguyên Lộc.

  16. Nguyễn Gia Trí
    Họa sĩ nổi tiếng thời kì đầu của mĩ thuật Việt Nam, được mệnh danh là "chả đẻ của sơn mài tân thời Việt Nam" nhờ công lao đi đầu trong việc chuyển những bức tranh sơn mài từ trang trí thành những tác phẩm nghệ thuật. Các tác phẩm của ông đã được chỉ định là Quốc bảo.

    Tác phẩm "Vườn xuân Bắc Trung Nam" của Nguyễn Gia Trí

  17. Tô Ngọc Vân
    Họa sĩ Việt Nam nổi tiếng, tác giả của một số bức tranh tiêu biểu cho nền mỹ thuật Việt Nam hiện đại. Ông được đánh giá là người có công đầu tiên trong việc sử dụng chất liệu sơn dầu ở Việt Nam, trong đó những tác phẩm nổi tiếng nhất có thể kể đến là Thiếu nữ bên hoa huệ, Thiếu nữ bên hoa sen

    Tác phẩm "Thiếu nữ bên hoa huệ" của Tô Ngọc Vân

  18. Nguyễn Tường Lân
    Họa sĩ nổi tiếng sĩ nổi tiếng thời kỳ đầu của nền mỹ thuật Việt Nam. Ông học khóa 4 trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương (1928-1933), thuần thục hầu hết các chất liệu sơn dầu, sơn mài, lụa, khắc gỗ, bột màu, chì than, Nguyễn Tường Lân đã sáng tác nhiều tác phẩm, nhưng hầu hết đều đã thất lạc.

    "Vầng trăng ai xẻ làm đôi," một minh họa của Nguyễn Tường Lân

  19. Trần Văn Cẩn
    Họa sĩ nổi tiếng vào thời kì đầu của nền mỹ thuật hiện đại Việt Nam. Ông từng đảm nhiệm Hiệu trưởng trường Cao đẳng Mỹ thuật của nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa và giữ cương vị này trong 15 năm (1954 -1969) sau khi họa sĩ Tô Ngọc Vân hi sinh.

    Tác phẩm "Em Thúy" của Trần Văn Cẩn

  20. Ngọc Hà
    Một trong mười ba làng nghề (thập tam trại) của Thăng Long-Hà Nội, tương truyền là được lập nên từ thời vua Lý Nhân Tông. Làng Ngọc Hà nổi tiếng từ xưa với nghề trồng hoa, nên cũng gọi là trại Hàng Hoa. Thời kỳ đầu, dân làng chỉ trồng các loại hoa để cúng như mẫu đơn, hồng, huệ, sói, cúc, thiên lý. Đầu thế kỷ 20, người Pháp nhập các loại hoa ngoại (lay ơn, cẩm chướng, cúc ...) và rau ngoại đến Ngọc Hà để trồng. Hiện nay nghề này đã mai một.

    Làng hoa Ngọc Hà

    Làng hoa Ngọc Hà

  21. Thông ngôn
    Phiên dịch (bằng miệng). Đây là một từ cũ, thường dùng trong thời Pháp thuộc. Người làm nghề thông ngôn cũng gọi là thầy thông.
  22. Kí lục
    Một trong hai chức quan phụ tá cho chức quan lưu thủ đứng đầu một tỉnh dưới thời nhà Nguyễn (chức quan kia là cai bạ). Quan kí lục coi việc lễ nghi, khánh tiết, hình án và thưởng phạt cấp dưới. Vị quan kí lục nổi tiếng nhất có lẽ là ông Nguyễn Cư Trinh, trước là kí lục tỉnh Quảnh Bình, sau có công bình định vùng đồng bằng sông Cửu Long về cho nhà Nguyễn.

    Trong thời Pháp thuộc, kí lục chỉ người làm nghề ghi chép sổ sách trong các sở, còn gọi là thầy kí.

  23. Cu li
    Từ tiếng Pháp coolie, chỉ người lao động làm những công việc nặng nhọc.
  24. Đàng
    Đường, hướng (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
  25. Họa phúc vô do
    Họa phúc không có nguyên do, khi không mà đến (thành ngữ Hán Việt).
  26. Ngãi
    Nghĩa, tình nghĩa (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
  27. Bậu
    Cũng nói là em bậu, tiếng gọi người tiếp chuyện với mình, khác giới tính, có ý thương mến, thân mật. Cách xưng hô "qua, bậu" thường được dùng trong quan hệ vợ chồng, người yêu (phương ngữ Nam Bộ).
  28. Qua
    Từ người lớn dùng để tự xưng một cách thân mật với người nhỏ, hoặc cách tự xưng có đôi chút tính chất khách quan, nhưng thân tình (Từ điển từ ngữ Nam Bộ - Huỳnh Công Tín).
  29. Hồ Việt
    "Hồ" chỉ các dân tộc sống về phía bắc, "Việt" chỉ các dân tộc sống về phía nam Trung Quốc ngày trước. Hồ Việt chỉ sự xa xôi cách trở.

    Chữ rằng: Hồ Việt nhứt gia
    Con đi tới đó trao qua thơ này

    (Lục Vân Tiên - Nguyễn Đình Chiểu)

  30. Tấn Tần
    Việc hôn nhân. Thời Xuân Thu bên Trung Quốc, nước Tần và nước Tấn nhiều đời gả con cho nhau. Tấn Hiến Công gả con gái là Bá Cơ cho Tần Mục Công. Tần Mục Công lại gả con gái là Hoài Doanh cho Tấn Văn Công. Việc hôn nhân vì vậy gọi là việc Tấn Tần.

    Trộm toan kén lứa chọn đôi,
    Tấn Tần có lẽ với người phồn hoa.

    (Truyện Hoa Tiên)

  31. Rươi
    Một loại giun đất nhiều chân, thân nhiều lông tơ, thường sinh ra ở những gốc rạ mục ở những chân ruộng nước lợ. Tới mùa rươi (khoảng tháng 9, tháng 10 âm lịch), rươi sinh sản rất nhiều, bà con nông dân thường bắt về làm mắm ăn.

    Con rươi

    Con rươi