Ngẫu nhiên

Chú thích

  1. Có bản chép: Mực văng vô áo khó chùi.
  2. Bông
    Hoa (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
  3. Mực Tàu
    Mực đen đóng thành thỏi, dùng mài vào nước để viết thư pháp (chữ Hán và gần đây là chữ quốc ngữ) bằng bút lông, hoặc để vẽ.

    Bút và nghiên mực Tàu

    Bút và nghiên mực Tàu

  4. Phong
    Dân gian gọi là cùi, phung, đơn phong, một loại bệnh khiến cho da thịt người bệnh phát nhọt, lở loét. Khi nặng hơn vết thương lõm vào da thịt, lông mày rụng, mắt lộ ra, thanh quản bị lở nên giọng nói khàn. Tình trạng mất cảm giác xuất hiện ở một vài bộ phận trên cơ thể. Sau đó, các bắp thịt tiêu đi, gân cốt co làm hai bàn tay co quắp. Ở mức độ nặng ngón tay ngón chân rụng dần. Trong xã hội Việt Nam, người bị nhiễm bệnh phong cùi trước đây thường chịu thành kiến sai lầm, bị hắt hủi, xa lánh, thậm chí ngược đãi (thả trôi sông, chôn sống, bỏ vào rừng cho thú dữ ǎn thịt).
  5. Ngã ba Chanh
    Ngã ba sông nơi sông Hóa hợp lưu với sông Luộc, nay thuộc địa phận thị trấn Ninh Giang, tỉnh Hải Dương. Cái tên này bắt nguồn từ làng Chanh Chử thuộc khu vực này.
  6. Cổ Loa
    Kinh đô của nhà nước phong kiến Âu Lạc, dưới thời An Dương Vương vào khoảng thế kỷ thứ 3 trước Công nguyên và của nhà nước dưới thời Ngô Quyền thế kỷ 10 sau Công nguyên, nay thuộc xã Cổ Loa, huyện Đông Anh, Hà Nội. Thành Cổ Loa được xây theo hình trôn ốc (loa từ Hán Việt nghĩa là ốc, nên còn gọi là Loa Thành), tương truyền có chín vòng, nhưng căn cứ theo dấu tích thì có ba vòng. Theo truyền thuyết, thành Cổ Loa được xây dựng nhờ sự giúp đỡ của thần Kim Quy.

    Sơ đồ Cổ Loa

    Sơ đồ Cổ Loa

  7. Theo dân gian, ngày năm tháng năm âm lịch là ngày “diệt sâu bọ.” Tục truyền rằng khi xưa vào ngày này, người ta thường đi tìm rắn rết sâu bọ để giết vì họ coi chúng là loài tai ác, gây hại. Từ đó có câu thành ngữ này.
  8. Đâu, nào (phương ngữ Trung Bộ).
  9. Đàng
    Đường, hướng (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
  10. Tử tôn
    Con cháu (từ Hán Việt).
  11. Cá cơm
    Cũng gọi là cá duội (ruội) hay cá chi, một loại cá biển phổ biến ở Việt Nam, có thể chế biến thành các món ăn, phơi làm khô cá, hoặc làm nước mắm.

    Cá cơm

    Cá cơm

  12. Cá nục
    Một loại cá biển, có rất nhiều ở các vùng biển miền Trung. Cá nục được dùng làm nguyên liệu chính cho nhiều món ăn ngon như cá nục sốt cà, cá nục kho, cá nục hấp cuốn bánh tráng...

    Cá nục

    Cá nục

  13. Cá kình
    Có nơi gọi là cá rò hay cá giò, một loại cá nước lợ sống ở cửa biển. Cá kình hơi giống cá cơm, có xương mềm, vẩy óng ánh. Thịt cá kình rất thơm ngọt, thường được dùng làm mắm gọi là mắm kình hoặc mắm rò.

    Mắm rò (mắm cá kình)

    Mắm rò (mắm cá kình)

  14. Liễu
    Một loại cây thân nhỏ, lá rủ. Liễu xuất hiện rất nhiều trong thơ ca Á Đông, và thường tượng trưng cho người con gái chân yếu tay mềm.

    Liễu rủ bên hồ Gươm

    Liễu rủ bên hồ Gươm

  15. Mai
    Còn gọi là mơ, một loại cây thân nhỏ, nhiều cành, rất phổ biến các nước Đông Á, nhất là Trung Quốc và Nhật Bản. Cây ra hoa vào cuối mùa đông, đầu mùa xuân. Hoa mai nhỏ, mỗi hoa có năm cánh, thường hoa có màu trắng, mặc dù một số giống mai có thể cho hoa màu hồng hay đỏ sẫm. Trong văn học cổ, mai thường được dùng như một hình ảnh ước lệ, đại diện cho người phụ nữ. Lưu ý, cây mai này không phải là loại mai vàng của miền Nam nước ta.

    Hoa mai

    Hoa mai

  16. Ăn nễ
    Ăn cơm không (không có đồ ăn).
  17. Ngồi dưng
    Ngồi không, không làm việc gì.
  18. Roi cặc bò
    Roi tết từ gân bò, bền chắc, có sức đàn hồi như cao su nên đánh rất đau.
  19. Mẹc
    Từ tiếng Pháp merde (cứt), một từ chửi tục của người Pháp.
  20. Xà lù
    Từ tiếng Pháp salaud (con hoang). Đây là một câu để chửi của người Pháp, cũng thường dùng chung với mẹc thành "mẹc xà lù."
  21. Cô soong
    Con lợn (từ tiếng Pháp couchon), dùng làm tiếng chửi.
  22. Nhời
    Lời nói (phương ngữ miền Bắc).
  23. Vân vi
    Đầu đuôi câu chuyện, đầu đuôi sự tình (từ cũ).
  24. Hoan hùy
    Hoan hỉ, vui mừng (từ cũ).
  25. Tái lai
    Trở lại lần nữa (từ Hán Việt).
  26. Giã
    Như từ giã. Chào để rời đi xa.
  27. Tổ đỉa
    Một loài cây dại mọc chìm dưới các chân ruộng nước hoặc ven bờ nước, có nhiều ở vùng đồng chiêm trũng. Lá tổ đỉa có nhiều lớp, ken dày, mỏng và hình thù lộn xộn, nom có vẻ rất xơ xác, tớp túa (vì bám nhiều bùn đất).
  28. Từ tổ đỉa trong câu này là một loại cây nhưng thường bị hiểu nhầm là nơi ở của con đỉa nên có câu ca dao:

    Rách như tổ đỉa ai ơi
    Là cây mà lại tưởng nơi đỉa nằm

  29. Giang khúc
    Khúc sông quanh co.
  30. Con long
    Con rồng.
  31. Vụ năm
    Vụ lúa chiêm, gieo cấy vào cuối tháng mười âm lịch, thu hoạch vào đầu tháng năm âm lịch.
  32. Vụ mười
    Vụ lúa mùa, gieo cấy vào cuối tháng năm âm lịch, thu hoạch vào đầu tháng mười âm lịch.
  33. Có bản chép: Trời ra: gắng, trời lặn: về.
  34. Truân chuyên
    Vất vả. Từ này có gốc từ từ Hán Việt truân chiên 迍邅 nghĩa là "Vướng víu, chật vật không bước lên được" (theo Thiều Chửu).
  35. Dân họ
    Dân chúng.
  36. Quan viên
    Chỉ chung những người có địa vị hoặc chức vụ trong làng xã.
  37. Mực
    Mẫu mực, khuôn phép.
  38. Có bản chép: cho hay.
  39. Đồng điền
    Đồng ruộng.
  40. Có bản chép: đồng ruộng.
  41. Can qua
    Can 干 chữ Hán nghĩa là cái mộc để đỡ. Qua 戈 là cây mác, một loại binh khí ngày xưa. Can qua chỉ việc chiến tranh.
  42. Đương
    Trọn vẹn, đầy đủ.
  43. Sưu thuế
    Sưu (hay xâu) là số ngày người dân phải tham gia lao động công ích, nhưng cho phép nộp bằng tiền để thuê người làm thay; thuế là số tiền (hoặc hiện vật) người dân phải nộp cho chính quyền.
  44. Phép thường
    Quy định thông thường.
  45. Hỗ trợ
    Giúp đỡ lẫn nhau. Từ Hán Việt này được cấu thành từ hai chữ hỗ (lẫn nhau) và trợ (giúp đỡ). Hiện nay hỗ trợ thường được dùng với nghĩa "giúp đỡ" từ một phía (ví dụ: hỗ trợ học sinh học tập). Đây là một cách dùng sai.
  46. Lao đao
    Vất vả khó khăn từ nhiều phía.
  47. Chợ Rồng
    Một ngôi chợ ở Nam Định, nay nằm trên đường Trần Hưng Đạo, phường Ngô Quyền, thành phố Nam Định, tỉnh Nam Định. Chợ Rồng được xây dựng năm 1922, có một tầng, rộng hơn 7.000 m². Năm 1991 chợ bị cháy lớn, bị hư hỏng nặng và được xây lại vào năm 1992, cao ba tầng và rộng 10.000 m² như hiện nay.

    Chợ Rồng ngày trước

    Chợ Rồng ngày trước

  48. Nam Định
    Một địa danh nay là một tỉnh thuộc đồng bằng Bắc Bộ. Nam Định có bề dày truyền thống lịch sử và văn hoá từ thời kì dựng nước, là quê hương của nhiều danh nhân như Trần Hưng Đạo, Nguyễn Hiền, Lương Thế Vinh, Trần Tế Xương, Nguyên Hồng, Văn Cao... Ở đây cũng có nhiều di tích, lễ hội dân gian, đặc sản...

    Đền Trần ở Nam Định

    Đền Trần ở Nam Định

  49. Chợ Sò
    Chợ cũ, họp tạm (nay không còn nữa), thuộc thị trấn Diễn Châu, tỉnh Nghệ An.