Ngẫu nhiên

Chú thích

  1. Cậy
    Ỷ vào sức mạnh, quyền thế hay tiền bạc.
  2. Bồ
    Đồ cỡ lớn đựng thóc lúa, thường đan bằng tre.

    Bồ và cối xay thóc

    Bồ và cối xay thóc

  3. Họ ngoại thì con cô con cậu hay đôi con dì cũng không có phép lấy nhau, nhưng từ đời cháu trở xuống thì được phép. Đôi khi, có chuyện hai chị em một nhà hay hai cô cháu một nhà lấy một ông chồng. Tục này khác với tục Âu châu: đã lấy một người thì không được phép lấy chị em cô cháu người ấy nữa. (Việt Nam phong tục - Phan Kế Bính)
  4. Mai
    Buổi sáng.
  5. Chuột gặm chân mèo
    Việc làm liều lĩnh hoặc dại dột.
  6. Mần chi
    Làm gì (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
  7. Đâu, nào (phương ngữ Trung Bộ).
  8. Bưa
    Vừa (từ cũ).

    Họ đã xa rồi khôn níu lại,
    Lòng thương chưa đã, mến chưa bưa
    Người đi, một nửa hồn tôi mất,
    Một nửa hồn tôi bỗng dại khờ.
    (Những giọt lệ - Hàn Mặc Tử)

  9. Nội Rối
    Một làng thuộc xã Bắc Lý, huyện Lý Nhân, tỉnh Hà Nam. Tại đây có truyền thống múa rối nước và hệ thống đền chùa đã có từ lâu đời. Tên Nội Rối được ghép từ tên đầu tiên của làng là Phú Nội và trò múa rối nước. Đọc thêm Tìm hiểu trò Rối nước làng Nội Rối xưa kia.
  10. Bồ đề
    Còn gọi tắt là cây đề, một loại cây lớn, có ý nghĩa thiêng liêng trong quan niệm của Ấn Độ giáo, Kì Na giáo và Phật giáo. Tương truyền thái tử Tất Đạt Đa Cồ Đàm ngồi thiền định dưới một gốc cây như vậy và đạt giác ngộ, trở thành một vị Phật (Thích Ca), từ đó cây có tên bồ đề (theo âm tiếng Phạn bodhi, có nghĩa là giác ngộ, thức tỉnh).

    Cây bồ đề

    Cây bồ đề

  11. Nong
    Dụng cụ hình tròn, đan bằng tre, có vành, đáy nông, thường dùng để phơi nông sản hoặc để nuôi tằm. Có vùng gọi là nống. Nhỏ hơn nong một chút gọi là nia.

    Nong, nia, thúng

    Nong, nia, thúng

  12. Nông Cống
    Tên một huyện nằm ở phía Nam tỉnh Thanh Hóa, trước đây còn có tên là Tư Nông.
  13. Thiệu Hóa
    Địa danh nay là một huyện của tỉnh Thanh Hóa, có huyện lị là thị trấn Vạn Hà.
  14. Ông già Khốt-ta-bít
    Một nhân vật trong tác phẩm nổi tiếng Ông già Khottabych của nhà văn Liên Xô Lazar Lagin. Ông là một vị thần hùng mạnh trong Nghìn lẻ một đêm, bị nhốt trong một cái bình gốm dưới đáy sông Matx-cơ-va, được cậu bé Volka giải thoát nên nguyện đi theo làm mọi điều cậu yêu cầu. Tuy nhiên, do sự khác biệt quá lớn giữa xã hội Xô Viết hiện đại và thế giới cổ tích Ba Tư ông từng sống, những suy nghĩ và việc làm của ông đều có vẻ ngớ ngẩn, lẩm cẩm và bảo thủ.

    Ở nước ta, tác phẩm Ông già Khottabych đã được dịch, xuất bản và tái bản nhiều lần. Nhân vật Ông già Khốt-ta-bít trở thành quen thuộc, đến độ người miền Bắc thường gọi những người già lẩm cẩm và bảo thủ là "cụ Khốt."

  15. Vladimir Ilyich Lenin
    (22/4/1870–21/1/1924) Lãnh tụ của phong trào cách mạng vô sản Nga, là người phát triển học thuyết của Karl Marx và Friedrich Engels. Là một nhà lý luận chính trị lỗi lạc, một người theo chủ nghĩa cộng sản, ông đã phát triển thành công một biến thể của chủ nghĩa Marx được gọi là chủ nghĩa Lenin, có ảnh hưởng lớn đến chủ nghĩa cộng sản và phong trào cách mạng vô sản ở Việt Nam.

    Lenin

    Lenin

  16. Công viên Lê-nin
    Trước đây gọi là vườn hoa Chi Lăng, cũng gọi là vườn hoa Điện Biên Phủ, tên một công viên nằm trên mặt phố Điện Biên Phủ, Trần Phú và Hoàng Diệu, thành phố Hà Nội. Trong khuôn viên công viên có một bức tượng Lenin.

    Tượng Lê-nin trong công viên Lê-nin

    Tượng Lê-nin trong công viên Lê-nin

  17. Miếu
    Trung và Nam Bộ cũng gọi là miễu, một dạng công trình có ý nghĩa tâm linh, tín ngưỡng trong văn hóa nước ta. Nhà nghiên cứu Toan Ánh trong Tín ngưỡng Việt Nam, quyển thượng, cho rằng: Miếu cũng như đền, là nơi quỷ thần an ngự. Miếu nhỏ hơn đền, thường xây theo kiểu hình chữ nhật với hai phần cách nhau bởi một bức rèm, nội điện bên trong và nhà tiền tế bên ngoài… Miếu thường được xây trên gò cao, nơi sườn núi, bờ sông hoặc đầu làng, cuối làng, những nơi yên tĩnh để quỷ thần có thể an vị, không bị mọi sự ồn ào của đời sống dân chúng làm nhộn. Trong miếu cũng có tượng thần hoặc bài vị thần linh, đặt trên ngai, ngai đặt trên bệ với thần sắc hoặc bản sao…

    Miếu Nhị Phủ ở Sài Gòn

    Miếu Nhị Phủ ở Sài Gòn

  18. Sam
    Một sinh vật biển thuộc bộ giáp xác. Sam thường đi thành cặp ở dưới nước, lúc nào con sam đực cũng ôm lấy con sam cái, gọi là đôi sam. Dân gian ta có thành ngữ "thương như sam" hoặc "dính như sam."

    Đôi sam

    Đôi sam

  19. Mít
    Loại cây ăn quả thân gỗ nhỡ, lá thường xanh, cao từ 8-15m. Cây ra quả vào mùa xuân, quả chín vào mùa hè. Vỏ quả có gai xù xì, ruột chứa nhiều múi, vị ngọt, có loại mít dai và mít mật. Mít là loại cây quen thuộc ở làng quê nước ta, gỗ mít dùng để làm nhà, đóng đồ đạc, thịt quả để ăn tươi, sấy khô, làm các món ăn như xôi mít, gỏi mít, hạt mít ăn được, có thể luộc, rang hay hấp, xơ mít dùng làm dưa muối (gọi là nhút), quả non dùng để nấu canh, kho cá...

    Quả mít

    Quả mít

  20. Chợ Đồng Lương
    Tên một cái chợ nay thuộc xã Đồng Lương, huyện Cẩm Khê, tỉnh Phú Thọ. Một số nguồn ghi là chợ Đồng Nương, có lẽ do sai lệch về phát âm.
  21. Bộ hành
    Người đi đường (từ Hán Việt). Cũng gọi là khách bộ hành.