Ngẫu nhiên

Chú thích

  1. Dải đất nền phía trước hoặc chung quanh nhà.
  2. Đăm
    Bên phải (từ cổ). Từ này thường bị đọc nhầm thành nam trong thành ngữ Chân đăm đá chân chiêu.
  3. Chiêu
    Bên trái (từ cổ).
  4. Tam Đảo
    Tên một dãy núi đá ở vùng Đông Bắc nước ta nằm trên địa bàn ba tỉnh Vĩnh Phúc, Thái Nguyên và Tuyên Quang. Gọi là Tam Đảo vì ở đây có ba ngọn núi cao là Thạch Bàn, Thiên Thị và Máng Chỉ. Đầu thế kỉ XX, đây là nơi thực dân Pháp chọn làm nơi nghỉ mát. Ngày nay Tam Đảo là địa điểm du lịch nổi tiếng ở miền Bắc.

    Tam Đảo trong sương

    Tam Đảo trong sương

  5. Tam Đảo đội mũ, nước lũ sẽ về
    Theo Địa chí Vĩnh Phúc (Nhà xuất bản Khoa học xã hội, 2012): Vào mùa mưa, thấy mây đen dày đặc đỉnh núi Tam Đảo biết là nước lũ sẽ đổ về, một luồng qua thôn Xạ Hương (xã Minh Quang) và thôn Thanh Lanh (xã Trung Mỹ) theo sông Cầu Bòn tràn về sông Hương Canh (Bình Xuyên), một luồng theo sông Sơn Tang (sông Phan) đổ vào đầm Vạc (Vĩnh Yên), có thể làm ngập úng cả vùng lòng chảo nam Bình Xuyên - bắc Yên Lạc.
  6. Phòng không
    Buồng trống không có ai, ý nói ở vậy, không lấy vợ hay chồng.
  7. Thủ tiết
    Giữ trọn tiết nghĩa. Từ này thường được dùng cho người phụ nữ giữ trọn lòng chung thủy với chồng.
  8. Vân vi
    Đầu đuôi câu chuyện, đầu đuôi sự tình (từ cũ).
  9. Lang
    Chàng (từ Hán Việt), tiếng con gái gọi con trai. Văn chương cổ thường dùng "tình lang," "bạn lang" để chỉ người tình.
  10. Dụng cụ bắn đá cầm tay, thường làm từ một chạc cây hoặc bằng hai thanh tre ghép với nhau, đầu có dây cao su để căng ra. Từ này có nguồn gốc từ tiếng Khmer sna.

    Bắn ná

    Bắn ná

  11. Nơm
    Dụng cụ bắt cá, được đan bằng tre, hình chóp có miệng rộng để úp cá vào trong, chóp có lỗ để thò tay vào bắt cá.

    Úp nơm

    Úp nơm

  12. Canh
    Đơn vị tính thời gian ban đêm ngày xưa. Người xưa chia một đêm ra thành năm canh (đêm năm canh, ngày sáu khắc). Theo đó, canh một là giờ Tuất (19-21h), canh hai là giờ Hợi (21-23h), canh ba là giờ Tí (23h-1h sáng), canh tư là giờ Sửu (1h-3h), canh năm là giờ Dần (3h-5h). Mỗi lúc sang canh thường có trống điểm, gọi là trống canh.
  13. Án tiền
    Chú thích này đang để ngỏ. Nếu bạn có thông tin về Án tiền, hãy đóng góp cho chúng tôi.
  14. Gia sự
    Chuyện trong nhà (từ Hán Việt).
  15. Nậu
    Nghĩa gốc là một nhóm nhỏ cùng làm một nghề (nên có từ "đầu nậu" nghĩa là người đứng đầu). 

Ví dụ: “Nậu nguồn” chỉ nhóm người khai thác rừng, “Nậu nại” chỉ nhóm người làm muối, “Nậu rổi” chỉ nhóm người bán cá, “Nậu rớ” chỉ nhóm người đánh cá bằng rớ vùng nước lợ, “Nậu cấy” chỉ nhóm người đi cấy mướn, “Nậu vựa” chỉ nhóm người làm mắm... Từ chữ “Nậu” ban đầu, phương ngữ Phú Yên-Bình Định tỉnh lược đại từ danh xưng ngôi thứ ba (cả số ít và số nhiều) bằng cách thay từ gốc thanh hỏi. Ví dụ: Ông ấy, bà ấy được thay bằng: “ổng,” “bả.” Anh ấy, chị ấy được thay bằng: “ảnh,” “chỉ.” 

Và thế là “Nậu” được thay bằng “Nẩu” hoặc "Nẫu" do đặc điểm không phân biệt dấu hỏi/ngã khi phát âm của người miền Trung. 

Người dân ở những vùng này cũng gọi quê mình là "Xứ Nẫu."
  16. Cơi trầu
    Một đồ dùng thường làm bằng gỗ, phủ sơn, trông như một cái khay tròn có nắp đậy, dùng để đựng trầu. Tục xưa khi khách đến nhà, chủ thường mang cơi trầu ra mời khách ăn trầu.

    Cơi đựng trầu

    Cơi đựng trầu

  17. Ếch tháng ba, gà tháng bảy
    Tháng ba và tháng bảy là hai thời kì giáp hạt trong năm, gà và ếch đều thiếu ăn, gầy gò, nên thịt không ngon.
  18. Có bản chép: múc.
  19. Có bản chép: người.
  20. Ông gia
    Bố chồng hoặc bố vợ (cách gọi ở một số địa phương miền Trung).
  21. Nỏ
    Không, chẳng (phương ngữ Trung Bộ).
  22. Cố
    Gắng, gắng gượng (phương ngữ Trung Bộ).