Ngẫu nhiên

Chú thích

  1. Tróc
    Bắt (từ Hán Việt).

    Cuộc săn dù ráo riết đến đâu cũng không sao tróc đủ một trăm người phải đi xem đá bóng. (Tinh thần thể dục - Nguyễn Công Hoan)

  2. Dắt dẫn, bắt kẻ có tội (từ Hán Việt).
  3. Đặng
    Được, để, nhằm (từ cũ, phương ngữ).
  4. Ngô Đình Khả
    (1850 – 1925) Quan đại thần nhà Nguyễn, thân sinh của tổng thống Việt Nam Cộng hòa Ngô Đình Diệm. Ông chủ trương phản đối việc chính quyền thực dân Pháp truất ngôi và lưu đày vua Thành Thái.

    Ngô Đình Khả

    Ngô Đình Khả

  5. Nguyễn Hữu Bài
    (1863-1935) Quan đại thần nhà Nguyễn. Ông làm Thượng thư bộ Lại trong vòng 16 năm (1917-1933) thời gian dài nhất trong các đời thượng thư bộ Lại triều Nguyễn.

    Nguyễn Hữu Bài

    Nguyễn Hữu Bài

  6. Đày vua không Khả, đào mả không Bài
    Năm 1907, chính quyền Bảo hộ đòi phế truất và lưu đày vua Thành Thái, quan đại thần Ngô Đình Khả đã phản đối quyết liệt và nhất quyết không kí vào tờ biểu. Đến năm 1912, khâm sứ Pháp Mahé đề nghị đào vàng bạc chôn ở lăng Tự Đức, đến lượt thượng thư Nguyễn Hữu Bài nhất quyết phản đối. Dân gian lúc đó có câu này để ca ngợi khí tiết của hai ông.
  7. Đá vàng
    Cũng nói là vàng đá, lấy ý từ từ Hán Việt kim thạch. Kim là kim khí để đúc chuông, đỉnh. Thạch là đá. Ngày trước, những lời vua chúa hoặc công đức của nhân vật quan trọng được khắc ghi trên bia đá hay chuông, đỉnh đồng để lưu truyền mãi mãi. Đá vàng vì thế chỉ sự chung thủy son sắt, hoặc sự lưu truyền tên tuổi mãi mãi về sau.
  8. Phong ba
    Gió (phong) và sóng (ba). Chỉ khó khăn thử thách.
  9. Chữ vàng
    Chữ của nhà vua phong chức tước.
  10. Quảng Nam
    Tên một tỉnh ở vùng duyên hải Nam Trung Bộ, trước đây bao gồm cả thành phố Đà Nẵng, gọi chung là tỉnh Quảng Nam-Đà Nẵng. Quảng Nam có nghĩa là "mở rộng về phương Nam." Tỉnh Quảng Nam giàu truyền thống, độc đáo về bản sắc văn hóa với những danh tích như thánh địa Mỹ Sơn, phố cổ Hội An...

    Vẻ đẹp Hội An

    Vẻ đẹp Hội An

  11. Nguyễn Duy Hiệu
    Có sách ghi là Nguyễn Hiệu, tục gọi là Hường Hiệu, một chí sĩ và lãnh tụ thuộc phong trào Cần Vương. Ông sinh năm Đinh Mùi (1847) tại làng Thanh Hà, huyện Duyên Phúc (nay là xã Cẩm Hà, thành phố Hội An), tỉnh Quảng Nam. Năm 1885, hưởng ứng chiếu Cần Vương, ông cùng Trần Văn Dư (1839-1885), Phan Bá Phiến (còn gọi là Phan Thanh Phiến, 1839-1887), Nguyễn Tiểu La (tức Nguyễn Hàm, 1863-1911), thành lập Nghĩa hội Quảng Nam, rồi ra bản cáo thị kêu gọi toàn dân trong tỉnh cùng đứng lên đáp nghĩa. Đến năm 1887, cuộc khởi nghĩa thất bại, ông tự trói mình nạp cho giặc để cứu nghĩa quân. Ông bị chém ngày 15/10/1887, hưởng dương 40 tuổi, để lại hai bài thơ tuyệt mệnh bằng chữ Hán. Sau đây là một bài được Huỳnh Thúc Kháng dịch:

    Cần vương Nam Bắc kết tơ đồng
    Cứu giúp đường kia khổ chẳng thông
    Muôn thuở cương thường ai Ngụy Tháo?
    Trăm năm tâm sự có Quan Công
    Non sông phần tự thơ trời định
    Cây cỏ buồn trông thấy đất cùng
    Nhắn bảo nổi chìm ai đó tá?
    Chớ đem thành bại luận anh hùng.

  12. Thanh Hà
    Tên một ngôi làng ở Quảng Nam, nằm ngay bên bờ sông Thu Bồn, cách phố cổ Hội An chừng 3 km về hướng Tây. Làng có nghề làm gốm truyền thống từ đầu thế kỉ 16.

    Gốm Thanh Hà

    Gốm Thanh Hà

  13. Chi
    Gì (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
  14. Ba kỳ
    Tức Tam Kỳ, tên gọi chung cho ba vùng đất do thực dân Pháp và triều đình bù nhìn nhà Nguyễn phân chia nước ta vào thế kỉ 19. Ba kỳ gồm có: Bắc Kỳ (Tonkin, từ phía Nam tỉnh Ninh Bình trở ra), Trung Kỳ (Annam, từ phía bắc tỉnh Bình Thuận đến Đèo Ngang) và Nam Kỳ (Cochinchine).

    Bản đồ Việt Nam thời Pháp thuộc

    Bản đồ Việt Nam thời Pháp thuộc

  15. Nguyễn Thân
    (1854 - 1914) Võ quan nhà Nguyễn dưới triều vua Đồng Khánh, là cộng sự đắc lực của thực dân Pháp trong việc đàn áp các cuộc khởi nghĩa trong phong trào Cần Vương.
  16. Mãi quốc
    Bán nước (từ Hán Việt).
  17. Chừng mô
    Chừng nào (phương ngữ Trung Bộ).
  18. Sơn băng thủy kiệt
    Núi lở, sông cạn (thành ngữ Hán Việt). Tiếng Việt ta có thành ngữ tương tự là sông cạn đá mòn, thường dùng để thề nguyền. Ở một số ngữ cảnh, đây được coi là điềm báo đất nước sắp gặp họa lớn, dân chúng phải lầm than khổ sở.
  19. Xanh quanh
    Có thể là cách đọc trại đi của loanh quanh hay xung quanh.
  20. Chợ Bà Chiểu
    Tên một cái chợ khá nổi tiếng nằm ở khu vực trung tâm quận Bình Thạnh, thành phố Hồ Chí Minh.

    Chợ Bà Chiểu ngày nay

    Chợ Bà Chiểu ngày nay

  21. Ốc nhồi
    Còn gọi là ốc đồng, điền loa, loại ốc hay gặp ở các ao, ruộng vùng đồng bằng, trung du. Ốc nhồi có vỏ tương đối lớn, mặt vỏ bóng, màu xanh vàng hoặc nâu đen, mặt trong hơi tím. Lỗ miệng dài hẹp, tháp ốc vuốt nhọn, có 5,5 - 6 vòng xoắn, các vòng xoắn hơi phồng, rãnh xoắn nông, các vòng xoắn trên nhỏ dần, vuốt nhọn dài. Ốc nhồi là nguyên liệu để chế biến thành nhiều món ăn dân dã như ốc xào, bún ốc, canh ốc hay những món đặc sản: ốc nhồi thịt, ốc hấp lá gừng, ốc nhồi hấp sả.

    Ốc nhồi

    Ốc nhồi

  22. Ma trơi
    Đám sáng thường thấy lập lòe ban đêm trên bãi tha ma, do hợp chất phốt-pho từ xương người chết thoát ra và bốc cháy khi gặp không khí, theo mê tín cho là có ma hiện.

    Bàn độc chen chân chó nhảy ngồi
    Mồ chiều xanh lạnh lửa ma trơi
    Dậu chưa đổ đã bìm chen lấn
    Huyệt chửa đào xong đã quỷ cười

    (Chờ đợi nghìn năm - Mai Thảo)

  23. Đàng
    Đường, hướng (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
  24. Nghĩa nhân
    Cũng viết nhân nghĩa, nghĩa là "lòng yêu thương người (nhân) và biết làm điều phải (nghĩa)." Hiểu rộng là đạo nghĩa sống ở đời.
  25. Đón ngừa
    Chú thích này đang để ngỏ. Nếu bạn có thông tin về Đón ngừa, hãy đóng góp cho chúng tôi.
  26. Vận
    Chú thích này đang để ngỏ. Nếu bạn có thông tin về Vận, hãy đóng góp cho chúng tôi.
  27. Đùa
    Lùa mạnh qua (gió đùa, nước đùa, lấy tay đùa...)
  28. Gắn bó không chặt chẽ, thường dùng trong những trường hợp quan hệ tình nghĩa không như ý.
  29. Quới
    Quý (phương ngữ Nam Bộ). Như quới nhơn, quới nương, quới tử... Cách nói này hiện nay ít dùng.