Ngẫu nhiên

Chú thích

  1. Tê tê
    Còn gọi là con trút (tên gọi dân dã ở miền Trung và miền Nam), thân có lớp vẩy dày. "Vẩy tê tê" là đám mây có dạng như vẩy con tê tê.

    Con tê tê

    Con tê tê

    Mây vẩy tê tê

    Mây vẩy tê tê

  2. Cơn táp
    Cơn gió lốc.
  3. Phượng hoàng
    Một loài chim trong thần thoại Trung Quốc và các nước chịu ảnh hưởng. Trước đây, con trống được gọi là Phượng (hay phụng) còn con mái được gọi là Hoàng, nhưng ngày nay thì sự phân biệt đực, cái đã gần như không còn, và phượng hoàng được xem là giống cái, trong khi rồng được xem là giống đực. Phượng hoàng là vua của các loài chim, tượng trưng cho sự thanh cao.

    Một hình vẽ chim phượng hoàng

    Một hình vẽ chim phượng hoàng

  4. Mồng đốc
    Âm vật, một cơ quan sinh dục nữ. Tục còn gọi là hột (hay hạt) le, cái thè le, hoặc hạt chay.
  5. Tam tòng
    Những quy định mang tính nghĩa vụ đối với người phụ nữ phương Đông trong xã hội phong kiến ngày trước, xuất phát từ các quan niệm của Nho giáo. Tam tòng bao gồm:

    Tại gia tòng phụ:  khi còn nhỏ ở với gia đình phải theo cha,
    Xuất giá tòng phu: khi lập gia đình rồi phải theo chồng,
    Phu tử tòng tử: khi chồng qua đời phải theo con.

  6. Thác
    Chết, mất, qua đời (từ Hán Việt).
  7. Hĩm
    Bộ phận sinh dục phụ nữ (phương ngữ miền Trung). Cũng dùng để gọi bé gái còn nhỏ tuổi.
  8. Thuốc bắc
    Tên chung của các loại thuốc được sử dụng trong y học cổ truyền của Trung Quốc, phân biệt với thuốc nam là thuốc theo y học cổ truyền Việt Nam. Các vị trong thuốc bắc có nguồn gốc từ thực vật (vỏ, rễ, lá cây...), động vật (sừng, xương, da lông...) và khoáng chất (hoàng thổ, thạch tín ...) được chia thành thang, luộc trong nước (gọi là sắc thuốc) trước khi uống.

    Một số vị thuốc bắc

    Một số vị thuốc bắc

  9. Sắc thuốc
    Sắc nghĩa là làm cho keo, đậm lại. Sắc thuốc là đun thuốc Bắc hoặc thuốc Nam với lượng nước lúc đầu khoảng ba chén, sau khi sôi thật lâu để thuốc ra hết chất và nước chỉ còn khoảng một chén, vừa uống.
  10. Thuyên dù
    Dù (hay dủ): Khá, lành mạnh (gốc từ cách phát âm của chữ Hán 愈). Thuyên dù: Thuyên giảm nhiều, đỡ nhiều.
  11. Ai hoài
    Buồn thương và nhớ da diết (từ cũ, dùng trong văn chương).
  12. Nhạn
    Vốn nghĩa là con ngỗng trời. Theo Thiều Chửu: Chim nhạn, mùa thu lại, mùa xuân đi, cho nên gọi là hậu điểu 候鳥  chim mùa. Chim nhạn bay có thứ tự, nên anh em gọi là nhạn tự 雁序. Có khi viết là nhạn 鴈. Ta gọi là con chim mòng. Đại Nam quấc âm tự vị của Huình Tịnh Paulus Của cũng chép “Nhạn: Thứ chim giống con ngỗng.” Trong văn học cổ ta thường bắt gặp những cụm từ "nhạn kêu sương," "tin nhạn." Hiện nay từ này thường được dùng để chỉ chim én.
  13. Có bản chép: mặt rỗ.
  14. Long Thọ
    Một địa danh thuộc làng Nguyệt Biều, nay thuộc phường Thuỷ Biều thành phố Huế. Tại đây có đồi Long Thọ, trên đồi có dựng đình, nơi quàn quan tài các chúa Nguyễn Phúc Thái (1691), Nguyễn Phúc Chu (1725), Nguyễn Phúc Khoát (1765). Đến thời Gia Long thì đổi tên là Long Thọ Cương, dựng đình bát giác và dựng bia đá ghi sự tích. Vào đầu thời Gia Long, triều đình mở lò gạch tráng men sản xuất các vật liệu xây dựng kinh thành Phú Xuân - Huế. Đến năm 1896 nhà tư sản Bogaert đầu tư xây dựng nhà máy vôi Long Thọ sản xuất vôi thủy, xi măng, đồ sành sứ, gốm gạch ca rô...
  15. Sông Đồng Nai
    Con sông dài nhất chảy trên lãnh thổ nước ta, chảy qua các tỉnh Lâm Đồng, Đăk Nông, Bình Phước, Đồng Nai, Bình Dương và Thành phố Hồ Chí Minh. Trước đây sông có tên là Phước Long, đặt tên theo phủ Phước Long (Biên Hòa - Thủ Dầu Một) hiện nay. Sông chảy qua thành phố Biên Hòa và đến Nhà Bè thì có thêm chi lưu là sông Sài Gòn.

    Một nhánh sông Đồng Nai

    Một nhánh sông Đồng Nai

  16. Thời
    Thì. Xưa vì kị húy vua Tự Đức (Nguyễn Phúc Thì) nên chữ này được đọc chạnh đi thành "thời."
  17. Ruộng triều
    Nguyên nghĩa là ruộng có thủy triều lên xuống, ra vào, sau dùng để chỉ những ruộng nước bùn lầy.
  18. Bắt bò cày triều
    Ruộng triều có khi bùn lầy đến thắt lưng, đến sức trâu cũng không cày bừa được. Bắt bò cày ruộng triều nghĩa là cắt đặt công việc không đúng với khả năng, không hợp lí.
  19. Cháo hoa
    Cháo loãng, chỉ nấu bằng gạo, ninh nhừ cho đến khi hạt gạo nở bung hết cỡ.

    Cháo hoa

    Cháo hoa

  20. Đâu, nào (phương ngữ Trung Bộ).
  21. Khi hát bài chòi, bài này được dùng để báo con Ba Bụng.
  22. Quế
    Một loại cây rừng, lá và vỏ có tinh dầu thơm. Vỏ quế ăn có vị cay, là một vị thuốc quý (Quế chi) trong các bài thuốc Đông y. Trong văn học cổ, cây quế thường tượng trưng cho sự thanh cao, đẹp đẽ.

    Thu hoạch quế

    Thu hoạch và phơi quế

  23. Đu đủ
    Loại cây ăn quả rất thường gặp ở Việt Nam. Quả đu đủ có thể ăn xanh (làm nộm, hầm, hoặc làm mắm) hoặc ăn chín.

    Cây và quả đu đủ, từ quyển Medicinal-Plants (1887) của Koehler

    Cây và quả đu đủ, từ quyển Medicinal-Plants (1887) của Koehler

  24. Công tử bột
    Trong tác phẩm Bến Nghé xưa, nhà văn Sơn Nam cho rằng thành ngữ Công tử bột có nguồn gốc từ một nhân vật trong hát bội tên là Hoa Bột, Ba Bột: "Hoặc hát khách thằng Bột: rượu bọt ngon, con gái tốt đẹp, xang xang xang cống xang xê cống cống xang xê. Hoa Bột, Ba Bột là tên của nhân vật xấu gần như vai hề, tính tình kiêu hãnh trong tuồng hát bội (nay hãy còn gọi là công tử bột). Trong Kim Thạch Kì Duyên của Thủ Khoa Nghĩa có bài hát thằng Bột: Cậu Ái Lang chữ đặt, cha tri phủ giàu sang, như nhà cụ: cửa nhà chớn chở bạc vàng, hầu thiếp nhởn nhơ điếu đỏ. Nói chi bạn hàng cũ, nuốn con gái nguyên. Cậu chơi hoài hoài, thiên hoàng thiến chi hoang, sướng đế sướng đê chí sướng…"

    Ngày nay thành ngữ này dùng để chỉ những công tử, cậu ấm con nhà giàu, không biết làm việc gì, chỉ biết chơi (hoặc học).

  25. Có bản chép: mỗi.
  26. Chơi hụi
    Còn gọi là chơi biêu hoặc chơi huê tùy địa phương, một hình thức huy động vốn trong dân gian. Khi chơi hụi cần có một người đứng ra làm chủ gọi là chủ hụi và mời các thành viên khác cùng chơi gọi là con hụi. Chủ hụi có trách nhiệm đi thu tiền (hoặc tài sản) của con hụi. Sau mỗi kì hạn (thường là một tháng), một thành viên được lấy hết số tiền đó, gọi là hốt hụi. Hụi kết thúc khi tất cả các con hụi đều đã hốt hụi. Khi chủ hụi đã thu hụi của các con hụi, đến kì mở hụi mà không chi trả cho người được hốt hụi thì được coi là bể hụi.
  27. Rày
    Nay, bây giờ (phương ngữ).