Ngẫu nhiên

Chú thích

  1. Mình ên
    Một mình, đơn độc (phương ngữ Nam Bộ).
  2. Rựa
    Một loại công cụ có lưỡi dài, cong, cán dài, dùng để chặt cây, phát quang. Lưu ý, cái rựa khác với dao rựa, một loại dao lớn, bản to, sống dày, mũi bằng, dùng để chặt, chẻ.

    Cái rựa

    Cái rựa

  3. Rệt
    Rượt, đuổi bắt (phương ngữ).
  4. Liệt
    Mỏi mệt, rã rời.
  5. Nỏ
    Một loại vũ khí cổ truyền thường được dùng trong săn bắn và chiến tranh trước đây. Một chiếc nỏ đơn giản gồm một cánh nỏ nằm ngang hơi cong, đẽo từ một loại gỗ có sức đàn hồi cao, lắp vào báng nỏ có xẻ rãnh để đặt mũi tên. Trước khi bắn, cánh nỏ bị uốn cong bằng cách kéo căng và gài dây cung vào lẫy nỏ. Khi bóp cò, sức đàn hồi của cánh nỏ bắn mũi tên ra với sức đâm xuyên lớn và độ chính xác cao. Cây nỏ nổi tiếng trong lịch sử dân tộc ta với truyền thuyết nỏ thần của An Dương Vương, bắn một phát ra nhiều mũi tên đồng, đánh lui quân xâm lược. Trong kháng chiến chống Pháp, nhiều dân tộc Tây Nguyên đã dùng nỏ giết được nhiều quân địch.

    Ở một số vùng, nỏ cũng được gọi là ná (lưu ý phân biệt với cái bắn đạn sỏi).

    Bắn nỏ

    Bắn nỏ

  6. Chạc
    Dây bện bằng lạt tre, lạt nứa, ngắn và nhỏ hơn dây thừng.
  7. Phèn
    Dân gian ta gọi chung những tạp chất nhiễm vào nước giếng, nước ruộng... gây mùi hôi tanh, vị chua, hoặc làm cho quần áo bị ố vàng khi giặt... là phèn.
  8. O
    Cô, cô gái, thím (phương ngữ miền Trung). Trong gia đình, o cũng dùng để chỉ em gái của chồng.
  9. Ve
    Ve vãn, tán tỉnh.
  10. Chúa
    Chủ, vua.
  11. Sa
    Rơi xuống (từ Hán Việt).
  12. Áo dà
    Áo nâu, thường là trang phục của người tu hành.

    Áo dà

    Áo dà

  13. Cương thường
    Cũng đọc là cang thường, cách nói tắt của tam cương ngũ thường, một khái niệm về đạo lí của Nho giáo trong chế độ phong kiến dành cho nam giới. Tam cương nghĩa là ba giềng mối (cương là đầu mối của lưới, nắm được cương thì các mắt lưới sẽ giương lên), gồm có quân thần (vua tôi), phụ tử (cha con), và phu phụ (chồng vợ). Ngũ thường (năm đức tính phải có) gồm: Nhân (đức khoan dung), lễ (lễ độ), nghĩa (đạo nghĩa), trí (trí tuệ) và tín (lòng thành thật).

    Trong ca dao - dân ca, đạo cang thường thường dùng để chỉ tình cảm vợ chồng.

  14. Bà gia
    Mẹ chồng hoặc mẹ vợ (cách gọi của một số địa phương miền Trung).
  15. Kiều
    Cầu (từ Hán Việt).
  16. Tứ Xã
    Bốn làng nổi tiếng nghề mộc, nay thuộc địa phận xã Thanh Lãng, huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc, gồm: Xuân Lãng, Yên Lan, Hợp Lễ, Minh Lương.
  17. Ngõa
    Ngói (từ Hán Việt). Thợ ngõa là thợ chuyên nghề lợp ngói nhà.
  18. Hương Canh
    Tên nôm là làng Cánh hay Kẻ Cánh, thuộc huyện An Lãng, xứ Sơn Tây thời Hậu Lê, nay là thị trấn Hương Canh, huyện lị huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc. Tại đây có phiên chợ Cánh, còn gọi là chợ Hương Canh, ngày xưa mỗi tháng họp tới 12 phiên vào các ngày hai, ngày tư, ngày sáu và ngày chín hàng tháng; trong đó ngày hai, ngày sáu là phiên chính, ngày tư ngày chín là phiên xép. Chợ Cánh có bán đủ các mặt hàng. Đặc biệt có dãy quán lò rèn luôn đỏ lửa để sửa chữa nông cụ tại chỗ cho bà con nông dân kịp lấy ngay. Ngoài ra Hương Canh còn nổi tiếng có nghề thợ xây. Làng có cả đường bộ, đường thủy và đường sắt chạy qua, rất thuận tiện cho giao thương.

    Lễ hội kéo song ở Hương Canh

    Lễ hội kéo song ở Hương Canh

  19. Ba Làng
    Ba làng nổi tiếng nghề thợ xây nay thuộc thị trấn Hương Canh, huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc, gồm: Tiên Canh, Hương Canh, Ngọc Canh.
  20. Thanh tân
    Tươi trẻ, trong sáng (thường dùng để nói về người phụ nữ).
  21. Lừa
    Lựa chọn.
  22. Đồng thau
    Hợp kim của đồng và kẽm. Đồng thau có màu khá giống màu của vàng, nên khi xưa thường được dùng để đúc đồ trang trí hay làm tiền xu. Tuy nhiên, khi hơ lửa đồng thau sẽ bị xỉn màu (do bị oxy hóa) còn vàng thì không.

    Vòng tay làm bằng đồng thau

    Vòng tay làm bằng đồng thau

  23. Bảo An
    Tên một làng nay thuộc xã Điện Quang, huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam. Bảo An là một làng có nghề nấu đường truyền thống từ thế kỉ 17, nhưng hiện nay đã mai một.

    Xem phóng sự Nghề xưa còn một chút này về nghề nấu đường ở Bảo An.

  24. Trong quá trình nấu đường, khi nước mía sôi, thợ đường phải bỏ vôi vào. Vôi là những vỏ sò được nung chín, đem giã nhỏ. Nếu bỏ nhiều vôi (già vôi) đường bị cứng và biến chất; nếu bỏ ít vôi (non vôi) đường sẽ không đông cứng được. Bỏ vôi vừa phải (vừa vôi) sẽ cho ra bát đường sáng, đẹp, có vị ngọt thanh rất đặc biệt và bảo quản được lâu. Bỏ vôi là công đoạn khá quan trọng, đòi hỏi người thợ phải có tay nghề.
  25. Thắng đường
    Một công đoạn trong quá trình nấu đường từ mía. Nước mía được đun sôi cho bốc hơi, dần dần đặc quánh, dẻo, sau đó được đổ ra bát, đông lại trở thành đường bát.

    Nấu đường bằng chảo

    Nấu đường bằng chảo

  26. Có bản chép: thén. Đây là cách phát âm chữ "thắng" của người Quảng Nam.
  27. Mệ
    Bà cụ già, mẹ (phương ngữ Bắc Trung Bộ).
  28. Sim
    Loại cây thân gỗ nhỏ, mọc hoang nhiều ở các vùng đồi núi, cho hoa màu tím, quả khi chín có thịt màu tím đậm, vị ngọt chát. Theo Đông y, tất cả các bộ phận của cây đều có thể dùng làm thuốc.

    Hoa sim

    Hoa sim

    Quả sim

    Quả sim

  29. Đủng đỉnh
    Còn gọi là cây đùng đình hay cây móc, là môt loài cây thuộc họ cau, lá cây có hình dáng giống như đuôi cá. Cây đủng đỉnh mọc hoang tại miền Nam nước ta. Trước đây, dân Nam Bộ thường dùng lá cây đủng đỉnh để làm cổng chào trong đám cưới.

    Cây đủng đỉnh

    Cây đủng đỉnh

  30. Bồn chồn
    Còn có tên là bò bò, một loài cây mọc hoang, nở hoa vào chiều tối, mùi thơm dịu. Quả bồn chồn chín có màu vàng, ăn được. Thân và rễ có thể dùng trong các bài thuốc Nam, ví dụ nấu nước uống cho sản phụ.
  31. Đây là câu "hò nện" của người Huế, được hát trong những đám tang, khi đưa ma. Hạ huyệt xong, người ta vừa lấp đất vừa dùng dùng cây gỗ nện xuống đất, và hò như sau:

    Mệ ơi (là hụi là khoan)
    Đưa mệ lên cồn (là hụi là khoan )
    Hái sim hái móc (là hụi là khoan )
    Hái bồn chồn mệ ăn...