Ngẫu nhiên

Chú thích

  1. Vá quàng
    Những người phải lao động, khuân vác nhiều, phần lưng và vai áo thường rách thành lỗ lớn. Người ta vá những chỗ ấy bằng miếng vải to, có khi không trùng màu, gọi là vá quàng.
  2. Lê Lai
    Một tướng lĩnh của quân khởi nghĩa Lam Sơn. Ông người gốc Mường, thôn Dựng Tú, huyện Lương Giang, tỉnh Thanh Hóa. Theo sách Đại Việt thông sử, cuối tháng 4 năm 1418, khi nghĩa quân bị giặc Minh vây hãm, tình thế nguy khốn, Lê Lai đã liều mình khoác hoàng bào, giả làm Lê Lợi, dẫn một nhóm quân nhỏ ra khiêu chiến, hô to "Ta là chúa Lam Sơn đây!" Quân Minh tưởng thật, xúm lại đánh kịch liệt, bắt được và đem ông hành hình. Nhờ đó mà Lê Lợi cùng các tướng chạy ra đường khác, trốn thoát. Hôm ấy là ngày 29 tháng 4 âm lịch.
  3. Lê Thái Tổ
    Tên húy là Lê Lợi, sinh năm 1385, mất năm 1433, thủ lĩnh cuộc khởi nghĩa Lam Sơn, đánh đuổi quân Minh, giành lại độc lập, sáng lập nhà Hậu Lê. Ông được đánh giá là một vị vua vĩ đại và là anh hùng giải phóng dân tộc trong lịch sử nước ta. Đương thời ông tự xưng là Bình Định vương.

    Tượng đài Lê Lợi

    Tượng đài Lê Lợi

  4. Vì nhớ công Lê Lai chết thay cho mình ở núi Chí Linh trước kia, Lê Lợi dặn lại đời sau phải giỗ Lê Lai trước khi giỗ ông một ngày. Lê Lợi mất vào ngày 22 tháng 8 nhuận âm lịch năm 1433, vì vậy giỗ của Lê Lai là ngày 21.
  5. Hăm mốt Lê Lai, hăm hai Lê Lợi, hăm ba giỗ mụ hàng dầu
    Tương truyền khi Lê Lợi dấy binh khởi nghĩa, có một người đàn bà chuyên gánh dầu tiếp tế để nghĩa quân đêm đêm thắp đèn làm hiệu cho nghĩa sĩ từ các nơi đổ về. Giặc Minh dò la biết được, bắt bà tra khảo nhưng bà không hề khai nửa lời, cuối cùng bị giết hại. Về sau, Lê Lợi định ngày giỗ "mụ hàng dầu" sau ngày giỗ của mình một ngày để tỏ lòng nhớ ơn.
  6. Lẫm
    Nhà chứa thóc, có chỗ đọc trại thành lậm.
  7. Cỏ tranh
    Loại cỏ thân cao, sống lâu năm, có thân rễ lan dài, ăn sâu dưới đất. Lá mọc đứng, cứng, gân nổi, dáng lá hẹp dài, mép lá rất sắc, có thể cứa đứt tay. Ở nhiều vùng quê, nhân dân ta thường đánh (bện) cỏ tranh thành tấm lợp nhà. Tro của cỏ tranh có vị mặn, vì vậy thú rừng thường liếm tro cỏ tranh thay cho muối.

    Nhà dài Ê Đê lợp tranh

    Nhà dài Ê Đê lợp tranh

  8. Kim cải
    Cây kim, hạt cải. Chỉ duyên vợ chồng khắng khít như nam châm hút kim, hổ phách hút hạt cải.

    Kể từ kim cải duyên ưa
    Đằng leo cây bách mong chờ về sau

    (Quan Âm)

  9. Ngãi
    Nghĩa, tình nghĩa (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
  10. Nghĩa giao hòa
    Nghĩa vợ chồng (dùng trong ca dao dân ca).
  11. Vìa
    Về (phương ngữ Trung và Nam Bộ), thường được phát âm thành dìa.
  12. Kỉnh
    Kính (phương ngữ Trung và Nam Bộ). Cũng hiểu là kính biếu, kính tặng.
  13. Đặng
    Được, để, nhằm (từ cũ, phương ngữ).
  14. Bủng
    Vẻ ngoài nhợt nhạt, ốm yếu.
  15. Chõng
    Đồ dùng để nằm, ngồi, làm bằng tre nứa, giống như chiếc giường nhưng nhỏ, hẹp hơn. Ngày xưa, những nhà buôn bán nhỏ thường xếp hàng hóa lên một chiếc chõng, gọi là chõng hàng.

    Hàng bún riêu bày trên chõng

    Hàng bún riêu bày trên chõng

  16. Đồng kẽm
    Đồng tiền làm bằng kẽm. Thời phong kiến, tiền tệ lưu thông gồm bốn loại: vàng, bạc, tiền đồng, tiền kẽm. Vàng bạc là quý nhất. Tiền kẽm có giá trị thấp nhất. Một đồng tiền đúc bằng đồng (gọi là tiền tốt) có giá trị gấp sáu lần một đồng tiền kẽm.

    Đồng tiền kẽm cổ

    Đồng tiền kẽm cổ

  17. Đỗ vàng mơ
    Đỗ (đậu) đã gần chín, nhưng chưa khô hẳn.
  18. Cẩm Phổ
    Một làng nay thuộc xã Gio Mỹ, huyện Gio Linh, tỉnh Quảng Trị. Dưới thời Pháp thuộc, đây là một vùng đất nghèo khó, dân số đông, đa phần là làm ruộng và làm thuê.
  19. Ở lổ
    Ở truồng (khẩu ngữ).
  20. Bồ
    Đồ cỡ lớn đựng thóc lúa, thường đan bằng tre.

    Bồ và cối xay thóc

    Bồ và cối xay thóc

  21. Găng
    Loại cây thân gỗ mọc hoang, cũng được trồng làm hàng rào, lá nhỏ khá tròn, rất nhiều gai, hoa mọc thành chùm màu tím, quả nhỏ màu vàng. Ngoài ra có cây găng rừng cho lá dùng để làm thạch găng, một món ăn giải nhiệt mùa hè.

    Cây găng trồng làm hàng rào

    Cây găng trồng làm hàng rào

  22. Liếng
    Liếc mắt (phương ngữ Nam Bộ).
  23. Một đỗi
    Một lát (phương ngữ Nam Bộ).
  24. Tứ mã phân thây
    Hay tứ mã phanh thây, một hình phạt thời phong kiến. Tứ chi của phạm nhân bị cột vào bốn sợi dây nối vào bốn con ngựa và bị kéo cho đến khi đứt rời ra, chảy máu cho đến chết. Hình phạt này còn có một biến thể là ngũ mã phân thây với sợi dây thứ năm cột vào cổ.
  25. Giày
    Giẫm đi giẫm lại nhiều lần cho nát ra.
  26. Bậu
    Cũng nói là em bậu, tiếng gọi người tiếp chuyện với mình, khác giới tính, có ý thương mến, thân mật. Cách xưng hô "qua, bậu" thường được dùng trong quan hệ vợ chồng, người yêu (phương ngữ Nam Bộ).
  27. Để
    Ruồng bỏ.