Ngẫu nhiên

Chú thích

  1. Mạ
    Cây lúa non. Sau khi ngâm ủ thóc giống, người ta có thể gieo thẳng các hạt thóc đã nảy mầm vào ruộng lúa đã được cày, bừa kỹ hoặc qua giai đoạn gieo mạ trên ruộng riêng để cây lúa non có sức phát triển tốt, sau một khoảng thời gian thì nhổ mạ để cấy trong ruộng lúa chính.

    Bó mạ

    Bó mạ

    Cấy lúa

    Cấy lúa

  2. Câu thành ngữ này là kinh nghiệm gieo trồng của nhân dân ta. Theo đó, trồng khoai trên ruộng mới (ruộng trước đó trồng giống cây khác) thì khoai sẽ tốt hơn. Ngược lại, khi gieo mạ nên gieo trên thửa ruộng mùa trước đã trồng lúa (ruộng quen).
  3. Ngù
    Núm tròn chụp lên chóp mũ nón, cán cờ, cán binh khí thời trước, thường có đính những tua màu đẹp rủ xuống hoặc chòm lông dài.
  4. Căn nợ
    Món nợ nần của đôi trai gái từ kiếp trước phải trả trong kiếp này, theo giáo lí nhà Phật.
  5. Chết trẻ khỏe ma, chết già lú lẫn
    Già trẻ cũng đều chết, có chết trẻ cũng không nên tiếc. (Tục ngữ, cổ ngữ, gia ngôn - Huình-Tịnh Paulus Của)
  6. Âm phủ
    Cũng gọi là âm ty, âm cung, một khái niệm trong tín ngưỡng dân gian của nhiều dân tộc. Theo đó, linh hồn của người chết sẽ được đưa đến âm phủ, được luận xét công tội khi còn là người trần, sau đó tuỳ mức độ công tội mà được đưa đi đầu thai (thành người hoặc vật) hoặc phải chịu các hình phạt khủng khiếp. Trong văn hoá Trung Hoa và Việt Nam, âm phủ cũng có hệ thống như trần gian: đứng đầu âm phủ là Diêm Vương (cũng gọi là Diêm La Vương, nên âm phủ còn có tên là Điện Diêm La), dưới là các phán quan, cuối cùng là các quỷ dạ xoa.

    Một hình vẽ âm phủ

    Một hình vẽ âm phủ

  7. Nhà bạc
    Nhà lợp cỏ. Cách nói nhà bạc cửa gai (thường bị chạnh thành nhà bạt cửa gai) dùng để chỉ nhà nghèo.
  8. Xuân Mỹ
    Một làng nay thuộc xã Trung Hải, huyện Gio Linh, tỉnh Quảng Trị.
  9. Thụy Khê
    Tên một làng nay thuộc xã Trung Giang, huyện Gio Linh, tỉnh Quảng Trị.
  10. Cẩm Phổ
    Một làng nay thuộc xã Gio Mỹ, huyện Gio Linh, tỉnh Quảng Trị. Dưới thời Pháp thuộc, đây là một vùng đất nghèo khó, dân số đông, đa phần là làm ruộng và làm thuê.
  11. Phước Thị
    Tên một làng cổ thuộc huyện Gio Linh, tỉnh Quảng Trị. Tại đây có nghề đan lát cổ truyền.

    Đan lát

    Đan lát ở Phước Thị

  12. Lại An
    Tên một làng nay thuộc địa phận xã Gio Mỹ, huyện Gio Linh, tỉnh Quảng Trị.
  13. Mai Xá
    Một trong 65 ngôi làng cổ thuộc châu Minh Linh, phủ Tân Bình, xứ Thuận Hoá, nay thuộc xã Gio Mai, huyện Gio Linh, tỉnh Quảng Trị. Làng nổi tiếng là "đất học" của tỉnh.
  14. Phường Hà
    Chú thích này đang để ngỏ. Nếu bạn có thông tin về Phường Hà, hãy đóng góp cho chúng tôi.
  15. Lý Nhân
    Một huyện thuộc tỉnh Hà Nam, có tên cũ là huyện Nam Xương, biến âm thành Nam Xang. Huyện nằm ở phía đông của tỉnh, bên bờ sông Hồng. Tên Nam Xương được nhắc đến trong tác phẩm nổi tiếng Người con gái Nam Xương, câu chuyện xảy ra từ thời Trần, lưu truyền trong dân gian và được Nguyễn Dư được chép lại vào cuối thế kỷ 16 trong tập Truyền kỳ mạn lục.

    Lý Nhân là nơi giàu truyền thống văn hóa - lịch sử. Trống đồng Ngọc Lũ - chiếc trồng đồng còn nguyên vẹn và có giá trị nhất nước ta - được tìm thấy ở đây.

  16. Niêu
    Nồi nhỏ bằng đất nung hoặc đồng, có nắp đậy, dùng để nấu nướng hoặc sắc thuốc. Niêu sắc thuốc thì có thêm cái vòi để rót thuốc.

    Cơm niêu

    Cơm niêu

  17. Thời
    Thì. Xưa vì kị húy vua Tự Đức (Nguyễn Phúc Thì) nên chữ này được đọc chạnh đi thành "thời."
  18. Ngãi
    Nghĩa, tình nghĩa (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
  19. Ngô đồng
    Một loại cây gỗ rất cao (có thể hơn 17 mét), thân lớn (khoảng nửa mét), vỏ màu lục xám hoặc nâu xám (khi già), rụng lá vào mùa thu. Gỗ ngô đồng rất nhẹ, màu trắng vàng, có vân, thường dùng làm nhạc cụ. Ngô đồng đóng vai trò quan trọng trong văn hóa Trung Hoa và các nước đồng văn (Triều Tiên, Nhật Bản, Việt Nam), thường được đề cập trong thơ ca. Tương truyền chim phượng hoàng luôn chọn đậu trên cành ngô đồng.

    Ô hay buồn vương cây ngô đồng
    Vàng rơi! Vàng rơi: Thu mênh mông

    (Tì bà - Bích Khê).

    Ngô đồng trong Đại Nội ở Huế.

    Ngô đồng trong Đại Nội ở Huế.

  20. Phượng hoàng
    Một loài chim trong thần thoại Trung Quốc và các nước chịu ảnh hưởng. Trước đây, con trống được gọi là Phượng (hay phụng) còn con mái được gọi là Hoàng, nhưng ngày nay thì sự phân biệt đực, cái đã gần như không còn, và phượng hoàng được xem là giống cái, trong khi rồng được xem là giống đực. Phượng hoàng là vua của các loài chim, tượng trưng cho sự thanh cao.

    Một hình vẽ chim phượng hoàng

    Một hình vẽ chim phượng hoàng

  21. Kỳ lân
    Một trong tứ linh, trong văn hóa của một số nước Đông Á. Lân có thể đi trên cỏ mà không làm hư hại cỏ, không làm tổn hại các sinh vật nhỏ bé sống trên đó. Lân có đầu nửa rồng nửa thú, đôi khi chỉ có một sừng, và sừng là biểu hiện của từ tâm vì không húc ai bao giờ.

    Tượng kỳ lân

    Tượng kỳ lân

  22. Trẩy
    Đi đến nơi xa (thường nói về một số đông người). Trẩy hội nghĩa là đi dự ngày hội hằng năm.
  23. Cao Bằng
    Một tỉnh thuộc vùng Đông Bắc nước ta, có núi, rừng, sông, suối trải dài hùng vĩ, bao la, thiên nhiên còn nhiều nét hoang sơ. Cao Bằng nổi tiếng với thắng cảnh thác Bản Giốc. Ngoài ra, nơi đây còn có các khu du lịch nổi tiếng khác như Động Ngườm Ngao hay hồ núi Thang Hen. Vì là vùng đất biên giới nên xưa kia các triều đại phong kiến nước ta luôn cho quân lính đồn trú tại Cao Bằng (gọi là trấn thủ lưu đồn).

    Thác Bản Giốc

    Thác Bản Giốc

  24. Khoai môn
    Tên một số giống khoai gặp nhiều ở nước ta, cho củ có nhiều tinh bột, ăn được. Có nhiều giống khoai môn như môn xanh, môn trắng, môn tím, môn tía, môn bạc hà, môn sáp, môn sen, môn thơm, môn trốn... mỗi loại có những công dụng khác nhau như nấu canh, nấu chè... Trước đây môn, sắn, khoai, ngô... thường được ăn độn với cơm để tiết kiệm gạo.

    Cây và củ khoai môn

    Cây và củ khoai môn

  25. Cheo
    Khoản tiền nhà trai nạp cho làng xã bên nhà gái khi làm lễ dạm hỏi theo tục lệ xưa.
  26. Người có chức vị trong làng xã ngày xưa.
  27. Quan viên
    Chỉ chung những người có địa vị hoặc chức vụ trong làng xã.
  28. Tuần đinh
    Người giúp việc canh phòng trong làng xã dưới thời phong kiến hoặc Pháp thuộc.
  29. Biện tuần
    Một chức vụ dưới thời Pháp thuộc, chuyên lo việc biên kí, sổ sách.
  30. Hịt
    Hệt (phương ngữ Nam Bộ).
  31. Đề
    Móng (thường dùng cho thú vật).
  32. Chánh ca Đông
    (1900 - 1957) Một nghệ nhân hát bội nổi tiếng trước đây. Ông tên thật là Dương Chi, sinh quán Tuy Phước, Bình Định, nhờ tài hát bội mà được phong chức chánh ca toàn tỉnh, tên thường gọi là Chánh ca Mi hoặc Chánh ca Đông (gọi theo tên con trai). Trước khi nổi tiếng là một kép hát có tài, Chánh ca Đông chuyên đóng các vai đào chính: Nguyệt cô (Nguyệt cô mắt ngọc), Điêu Thuyền (Phụng Nghi Đình), Trần Thị Lan Anh (Hộ Sinh đàn), Trại Ba (Ngũ Hổ)... Sau này ông nổi tiếng nhờ biểu diễn nhiều vai kép võ: Địch Thanh (Ngũ Hổ), Đổng Kim Lân (Sơn Hậu), Đào Phi Phụng (Đào Phu Phụng hồi 2), Lã Bố (Phụng Nghi Đình), Tiết Giao (Nguyệt cô mắt ngọc)... Ông thiện sử dụng nhiều loại binh khí, vũ đạo rất đẹp, tròn trĩnh, điêu luyện.
  33. Lý Phụng Đình
    Tên một vở tuồng của tác giả Nguyễn Trọng Trì, rất nổi tiếng trước đây, kể về một chàng trai tên là Lý Phụng Đình. Cha mẹ mất sớm, chàng được Thiện Công đem về nuôi và cho ăn học. Khi phản thần Thái Lăng cướp ngôi vua, Thiện Công bị hạ ngục, Lý Phụng Đình đi tìm anh tài cứu nước. Chàng thi đỗ Trạng nguyên, lập kế cứu được Thiện Công, rồi cùng với nghĩa quân tiêu diệt phản tặc, giúp nhà vua khôi phục đất nước.
  34. Phụng Nghi Đình
    Cũng gọi là Lã Bố hí Điêu Thuyền, tên một vở tuồng (chuyển thể thành cải lương) rất nổi tiếng trước đây, có nội dung xoay quanh bi kịch của nhân vật Điêu Thuyền thời Tam Quốc. Nghe lời cha nuôi là quan Tư Đồ Vương Doãn, Điêu Thuyền giả vờ cùng lúc yêu cả hai cha con Đổng Trác và Lã Bố nhằm chia rẽ hai người. Đây là tích truyện nổi tiếng, đã được nhiều đoàn nghệ thuật dàn dựng và công diễn thành công.

    Xem vở tuồng Phụng Nghi Đình.