Ngẫu nhiên

Chú thích

  1. Khi hát bài chòi, bài này được dùng để báo con Ba Gà.
  2. Nào (khẩu ngữ, phương ngữ miền Trung).
  3. Sạ
    Trồng lúa bằng cách gieo thẳng hạt giống lúa xuống nước, không cần cấy.

    Gieo sạ

    Gieo sạ

  4. Xỏ chân lỗ mũi
    Câu thành ngữ này vốn chỉ hành động uốn dẻo, tự xỏ chân vào lỗ mũi mình, nghĩa bóng là khoe khoang sự mềm dẻo khéo léo. Sau này "xỏ chân lỗ mũi" được hiểu là xỏ chân mình vào lỗ mũi người khác, nghĩa bóng chỉ sự hỗn láo. Câu này có một dị bản là "Xỏ dùi lỗ mũi" với ý nghĩa tương tự.

    Xỏ chân lỗ mũi

    Xỏ chân lỗ mũi

    Xỏ dùi lỗ mũi

    Xỏ dùi lỗ mũi

  5. Mược
    Mặc kệ (phương ngữ miền Trung).
  6. Thẽ thọt
    Nhẹ nhàng, thong thả.
  7. Rậm người hơn rậm cỏ
    Thà có đông người ở còn hơn bỏ hoang.
  8. Huỳnh tinh
    Tên dân gian là cây mì tinh, miền Nam gọi là bình tinh, có vùng gọi là cây ngải hoặc cây nghệ tinh, một loại cây bụi gần giống gừng và nghệ, cho củ thon dài, nhọn, có vảy mỏng bao, nạc trắng, chứa nhiều bột. Bột huỳnh tinh được chế biến bằng cách cho củ vào cối giã nhuyễn, khuấy với nước sạch, xơ được vớt ra bằng tay và rây nhuyễn, dung dịch nước bột lỏng như sữa được để lắng xuống đáy vật chứa, kế đó chắt nước để ráo, rồi phơi khô trên vải. Nhân dân ta dùng bột huỳnh tinh để nấu chè hoặc làm những thức ăn tráng miệng.

    Củ huỳnh tinh

    Củ huỳnh tinh

  9. Xoan
    Xuân, trẻ (từ cổ).
  10. Đa
    Một loại cây thân thuộc, được coi như biểu tượng của làng quê Việt Nam, cùng với giếng nước và sân đình. Cây đa cổ thụ có tán rất rộng, có nhiều gốc và rễ phụ. Ở một số địa phương, cây đa còn được gọi là cây đa đa, hoặc cây da. Theo học giả An Chi, tên cây bắt nguồn từ đa căn thụ 多根樹 (cây nhiều rễ), “một hình thức dân dã mà văn chương Phật giáo dùng để mô tả và gọi tên cây một cách súc tích nhất có thể có.”

    Cây đa Tân Trào

    Cây đa Tân Trào

  11. Bình vôi
    Ngày xưa nhân dân ta thường hay ăn trầu với cau và vôi. Bình vôi là dụng cụ bằng gốm hay kim loại để đựng vôi ăn trầu, đôi khi được chế tác rất tinh xảo, và tùy theo hình dạng mà cũng gọi là ống vôi.

    Bình vôi bằng gốm làng Dưỡng Động (Hải Phòng)

    Bình vôi bằng gốm làng Dưỡng Động (Hải Phòng)

  12. Đàng
    Đường, hướng (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
  13. Miệt Thứ
    Vùng đất ở đồng bằng sông Cửu Long bao gồm huyện Vĩnh Thuận, An Minh, An Biên, U Minh Thượng ở tỉnh Kiên Giang và huyện U Minh ở tỉnh Cà Mau. Dựa vào tư liệu trong Gia Định Thành Thông Chí và Đại Nam Nhất Thống Chí,  nhà nghiên cứu Sơn Nam giải thích "miệt" nghĩa là miền theo phương ngữ Nam Bộ, còn "Thứ" có nghĩa là số thứ tự của mười con rạch tiêu biểu chảy song song từ vùng đất trũng giữa đồng bằng ra biển: rạch Thứ Nhứt (Nhất), rạch Thứ Hai, ... Tuy nhiên, một số ý kiến khác lại cho rằng tên gọi miệt thứ là để tưởng nhớ người vợ thứ tên Miệt của ông Thoại Ngọc Hầu Nguyễn Văn Thoại, người đã có công đào kênh Vĩnh Tế. So với các vùng đất khác ở đồng bằng sông Cửu Long như miệt vườn, miệt thứ là nơi được khai phá sau cùng, nước lợ, đất trồng không tốt và bị nhiễm mặn nên năng suất lúa không cao, khó trồng cây ăn trái. Bù lại, những sản vật từ rừng như mật ong, trăn, rắn, chim và thủy sản lại rất phong phú dồi dào.

    Miệt Thứ Kiên Giang

    Miệt Thứ Kiên Giang

  14. Cà Mau
    Tỉnh ven biển ở cực Nam nước ta, nằm trong khu vực Đồng bằng sông Cửu Long. Cà Mau là một vùng đất trẻ, mới được khai phá khoảng trên 300 năm. Tên gọi Cà Mau có gốc từ tiếng Khmer “Tưk Kha-mau” có nghĩa là nước đen - màu nước đặc trưng ở đây là màu đen do lá tràm của thảm rừng tràm U Minh rụng xuống. Cà Mau là xứ đầm lầy ngập nước, có nhiều bụi lác mọc tự nhiên và hoang dã, hệ thống sông ngòi chằng chịt, và có nguồn dự trữ sinh thái phong phú.

    Phong cảnh Cà Mau

    Phong cảnh Cà Mau

  15. Tông chi
    Các chi trong một họ nói chung.
  16. Rồi
    Rảnh rỗi.
  17. Phên
    Đồ đan bằng tre, nứa, cứng và dày, dùng để che chắn. Một số vùng ở Bắc Trung Bộ gọi là phên thưng, bức thưng.

    Tấm phên

    Tấm phên

  18. Núi Sở
    Một ngọn núi ở huyện Chương Mỹ, trước thuộc tỉnh Hà Tây, nơi có chùa Trăm Gian.

    Chùa Trăm Gian

    Chùa Trăm Gian

  19. Chùa Thầy
    Một ngôi chùa ở chân núi Sài Sơn, huyện Quốc Oai, tỉnh Hà Tây cũ (nay là xã Sài Sơn, huyện Quốc Oai, Hà Nội). Hội chùa Thầy diễn ra từ ngày mùng 5 đến ngày mùng 7 tháng ba Âm lịch hàng năm.

    Phong cảnh chùa Thầy

    Phong cảnh chùa Thầy

    Lễ rước hội chùa Thầy

    Lễ rước hội chùa Thầy

  20. Sề
    Đồ đan mắt thưa, nan thô, rộng, to hơn rổ, thường dùng đựng bèo, khoai...
  21. Núi So
    Chú thích này đang để ngỏ. Nếu bạn có thông tin về Núi So, hãy đóng góp cho chúng tôi.
  22. Núi Thầy
    Còn gọi là Sài Sơn, thuộc huyện Quốc Oai, tỉnh Hà Tây cũ, nay là xã Sài Sơn, huyện Quốc Oai, Hà Nội. Ở chân núi là di tích chùa Thầy nổi tiếng. 

    Chùa Thầy bên chân núi Sài Sơn

    Chùa Thầy bên chân núi Sài Sơn

  23. Bụt
    Cách gọi dân gian của Phật, bắt nguồn từ cách phiên âm từ Buddha (bậc giác ngộ - Phật) trong tiếng Ấn Độ.
  24. Cót
    Đồ đựng được làm bằng tấm cót đan từ những nan tre nứa mỏng đan chéo và khít vào nhau, quây kín, đặt trên một cái nong.

    Đan cót

    Đan cót

  25. Lăn tăn
    Lấm tấm từng tí một.
  26. Rái
    Sợ hãi, e ngại. Có chỗ đọc là dái.