Ngẫu nhiên

Chú thích

  1. Câu này có lẽ là từ Kinh Thi: Tri ngã giải, vị ngã tâm ưu, bất tri ngã giả, vị ngã hà cầu (Người hiểu ta thì nói lòng ta ưu sầu, người không hiểu ta, thì nói ta đang tìm kiếm gì đó).
  2. Hiệp
    Họp, hợp (sum họp, hòa hợp) (phương ngữ Nam Bộ).
  3. Ăn nói cơ cầu
    Ăn nói rắc rối, phức tạp (phương ngữ Nam Bộ).
  4. Cá vồ
    Một loại cá nước ngọt có thân khá lớn mình trơn, đầu lớn và dẹp, lưng đen bụng trắng. Tên của loài cá này có gốc từ tiếng Khmer trey po. Ở các tỉnh miền Tây Nam Bộ trước đây, cá vồ thường được nuôi ở các ao hồ gần nhà, trên có cầu tiêu để cung cấp "thức ăn tự nhiên."

    Cá vồ cờ

    Cá vồ cờ

  5. Cải trời
    Một loại cỏ dại mọc nhiều ven đường và ở các vùng đất hoang hoặc trồng hoa màu. Cải trời có thể dùng làm thức ăn (ăn sống, luộc, xào, nấu canh…) hoặc làm thuốc giúp nhuận tràng, trị bướu cổ.

    Cải trời

    Cải trời

  6. Đỗ quyên
    Có giả thuyết cho là chim cuốc. Theo hai học giả Đào Duy Anh và An Chi thì chim quyên là chim tu hú. Hình ảnh chim quyên trong ca dao dân ca thường tượng trưng cho những điều tốt đẹp.

    Chim tu hú

    Chim tu hú

  7. Úm
    Ôm ấp, che chở.
  8. Có tiếng có tăm
    Cách nói nhấn mạnh của từ "tiếng tăm."
  9. Nghì
    Cách phát âm xưa của từ Hán Việt nghĩa. Ví dụ: nhất tự lục nghì (một chữ có sáu nghĩa), lỗi đạo vô nghì (ăn ở không có đạo lý tình nghĩa).
  10. Súng thần công tại Đại Nội, cố đô Huế

    Súng thần công tại Đại Nội, cố đô Huế

  11. Đạn súng thần công tìm thấy Huế

    Đạn súng thần công tìm thấy ở Huế

  12. Vạc
    Một loại chim có chân cao, cùng họ với diệc, , thường đi ăn đêm, tiếng kêu rất to.

    Vạc

    Vạc

  13. Canh
    Đơn vị tính thời gian ban đêm ngày xưa. Người xưa chia một đêm ra thành năm canh (đêm năm canh, ngày sáu khắc). Theo đó, canh một là giờ Tuất (19-21h), canh hai là giờ Hợi (21-23h), canh ba là giờ Tí (23h-1h sáng), canh tư là giờ Sửu (1h-3h), canh năm là giờ Dần (3h-5h). Mỗi lúc sang canh thường có trống điểm, gọi là trống canh.
  14. Đồng Lẫm
    Một làng nay là thôn Đồng Lẫm, xã La Sơn, huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam, gồm hai xóm là Lẫm Hạ và Lẫm Thượng. Tại đây ngày 11, 12 tháng 2 âm lịch hằng năm có tổ chức rước sắc Đức Hưng Đạo Đại Vương, Thành Hoàng làng Đông Hải Đại Vương và Đức mẫu Quế Anh.

    Lễ rước sắc ở Đồng Lẫm

    Lễ rước sắc ở Đồng Lẫm

  15. Sông Đá
    Tên một dòng sông chảy qua thôn Dương Đá, nay thuộc xã Dương Xá, huyện Gia Lâm, Hà Nội.
  16. Trống chiến
    Loại trống có đường kính mặt trống khoảng 40 cm, đánh bằng hai dùi, âm thanh vang to và đanh, được dùng ở sân khấu tuồng và chỉ được sử dụng trong các cảnh đánh nhau hay võ tướng ra trận. Trống chiến giữ vai trò quan trọng trong sân khấu tuồng, và là nhạc cụ điều khiển trong dàn nhạc.

    Trống chiến

    Trống chiến

  17. Trống chầu
    Loại trống lớn thường được đặt trên giá gỗ, đánh bằng dùi lớn trong các buổi hát bội, lễ hội đình chùa. Lưu ý: phân biệt với loại trống chầu gõ trong các buổi hát ả đào ở miền Bắc.

    Trống chầu

    Trống chầu

  18. Vên vên
    Một loại cây gỗ họ Dầu, có thể cao 30-40m. Gỗ vên vên có màu trắng hơi vàng, mịn mặt, dùng làm nhà, đóng đồ đạc hoặc có thể bóc thành lá mỏng để làm gỗ dán.
  19. Dành dành
    Còn tên gọi khác là chi tử, huỳnh can, là một loại cây mọc hoang ở rừng, được các nhà nghiên cứu thảo dược phát hiện đưa về trồng trong vườn thuốc. Cây dành dành là một vị thuốc quý chuyên trị các bệnh về gan, mật, đặc biệt là các chứng đau mắt.

    Lá và hoa dành dành

    Lá và hoa dành dành

  20. Mù u
    Một loại cây gỗ lớn khá quen thuộc ở Trung và Nam Bộ. Cây mù u cùng họ với cây măng cụt, lớn chậm, gỗ cứng, thường mọc dọc bờ sông rạch, quả tròn, vỏ mỏng, hạt rất cứng có thể dùng để ép lấy dầu. Dầu mù u có nhiều dược tính và được dùng làm nhiều loại thuốc, ví dụ như thuốc trị bòng và chăm sóc da. Xưa kia, người dân Nam Bộ thường dùng dầu mù u như một nhiên liệu tự nhiên sẵn có và rẻ tiền để thắp đèn. Cây mù u còn cho gỗ tốt, thường được dùng để đóng ghe thuyền.

    Trái mù u

    Trái mù u

    Hoa mù u

    Hoa mù u

     

  21. Đồng thau
    Hợp kim của đồng và kẽm. Đồng thau có màu khá giống màu của vàng, nên khi xưa thường được dùng để đúc đồ trang trí hay làm tiền xu. Tuy nhiên, khi hơ lửa đồng thau sẽ bị xỉn màu (do bị oxy hóa) còn vàng thì không.

    Vòng tay làm bằng đồng thau

    Vòng tay làm bằng đồng thau

  22. Sông Sài Gòn
    Tên cũ là Bình Giang, một con sông chảy qua địa phận tỉnh Bình Dương và thành phố Hồ Chí Minh, rồi đổ vào sông Đồng Nai ở mũi Đèn Đỏ thuộc huyện Nhà Bè.

    Sông Sài Gòn

    Sông Sài Gòn

  23. Cầu Bình Lợi
    Tên câu cầu đầu tiên bắc ngang sông Sài Gòn, được xây dựng năm 1902. Cầu có kết cấu vòm thép, mặt gỗ, có đường ray xe lửa nối Sài Gòn và Biên Hòa.

    Cầu Bình Lợi trước đây

    Cầu Bình Lợi trước đây

  24. Đàng điếm
    Cũng viết là điếm đàng, nghĩa đen là người lang thang ngoài đường (đàng) trong quán (điếm), hiểu rộng là những kẻ "hay phỉnh phờ, lường gạt, thường hiểu là đứa hay ngồi lều ngồi chợ hay toa rập làm điều gian lận" (Đại Nam quấc âm tự vị).
  25. Sai
    Gửi đi, cắt đi làm việc gì. Từ đó có các từ khâm sai (chức quan lớn lãnh mệnh đi làm việc gì), thừa sai (người lãnh việc sai phái), phụng sai (vâng lãnh việc sai phái)...
  26. Cá thu
    Loại cá biển, thân dài, thon, không có hoặc có rất ít vảy. Từ cá thu chế biến ra được nhiều món ăn ngon.

    Cá thu

    Cá thu

  27. Có bản chép: Cá nục.
  28. Dưa hồng
    Dưa hấu non. Gọi vậy vì dưa hấu non có ruột màu hồng nhạt (hường) chứ chưa đỏ như khi dưa chín.
  29. Lơ mơ
    Trạng thái nửa tỉnh nửa mê, nửa thức nửa ngủ, hoặc không có gì rõ ràng, nửa như biết, nửa như không.
  30. Đông Loan
    Tên một làng nay thuộc xã Lãng Sơn, huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang. Làng được mệnh danh là "làng nói tức."
  31. Nội Hoàng
    Địa danh nay là một xã thuộc huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang. Làng Nội Hoàng thuộc xã Nội Hoàng là một trong 8 làng cười của tỉnh.