Ngẫu nhiên

Chú thích

  1. Người không
    Người lười biếng, ăn không ngồi rồi.
  2. Chí
    Đến, kéo dài cho đến (từ Hán Việt).
  3. Núi, rừng nói chung (phương ngữ Trung Bộ).
  4. Núi Xước
    Tên dãy núi ngăn cách hai tỉnh Nghệ An và Thanh Hoá, xưa kia rất nhiều thú dữ, có truông Đông Hồi ven biển nối giữa xã Hải Hà và Quỳnh Lập.
  5. Châu Đốc
    Địa danh nay là thị xã của tỉnh An Giang, nằm sát biên giới Việt Nam - Campuchia và cách thành phố Hồ Chí Minh khoảng 250 km về phía Tây. Châu Đốc nổi tiếng vì có nhiều món ăn ngon và nhiều di tích lịch sử. Dưới thời Pháp thuộc, Châu Đốc là điểm khởi đầu thủy trình đến Nam Vang.

    Theo học giả Vương Hồng Sển, địa danh Châu Đốc có nguồn gốc từ tiếng Khmer moat-chrut, nghĩa là "miệng heo."

    Đêm Châu Đốc

    Đêm Châu Đốc

  6. Nhà bè
    Nhà dựng trên cái bè lớn, phía dưới bè thường nuôi cá.

    Làng bè Châu Đốc

    Làng bè Châu Đốc

  7. Núi Sam
    Tên chữ là Vĩnh Tế Sơn hay Ngọc Lãnh Sơn, một ngọn núi nằm trong vùng Bảy Núi, trước thuộc xã Vĩnh Tế, nay là phường Núi Sam, thành phố Châu Đốc, tỉnh An Giang. Trên và quanh núi Sam có nhiều chùa miếu, trong đó nổi tiếng nhất là miếu Bà Chúa Xứ, chùa Tây An, lăng Thoại Ngọc Hầu, chùa Phước Điền (còn gọi Chùa Hang)...
  8. Úm
    Ôm ấp, che chở.
  9. Có tiếng có tăm
    Cách nói nhấn mạnh của từ "tiếng tăm."
  10. Nghì
    Cách phát âm xưa của từ Hán Việt nghĩa. Ví dụ: nhất tự lục nghì (một chữ có sáu nghĩa), lỗi đạo vô nghì (ăn ở không có đạo lý tình nghĩa).
  11. Súng thần công tại Đại Nội, cố đô Huế

    Súng thần công tại Đại Nội, cố đô Huế

  12. Đạn súng thần công tìm thấy Huế

    Đạn súng thần công tìm thấy ở Huế

  13. Tràm
    Một loại cây mọc hoang thành rừng ở đồi núi và vùng ngập mặn. Ở nước ta, Cà Mau nổi tiếng là xứ nhiều tràm. Tràm thường được dùng lấy gỗ hoặc cất tinh dầu từ hoa và lá.

    Rừng tràm ở Long An

    Rừng tràm ở Long An

  14. Cầu Đôi
    Tên chung của hai cây cầu nhỏ song song nhau ở xã Lộc Hòa, huyện Long Hồ, tỉnh Vĩnh Long. Cầu nay không còn, nhưng vẫn còn địa danh chợ Cầu Đôi, bùng binh Cầu Đôi, bưu điện Cầu Đôi...
  15. Đố
    Thanh tre hay gỗ đóng dọc ở vách, cùng với những thanh ngang gọi là mè, tạo thành "khung xương" cho vách đất.
  16. Bánh chưng
    Một loại bánh truyền thống của dân tộc ta, làm từ gạo nếp, đậu xanh, thịt lợn, lá dong. Bánh thường được làm vào các dịp Tết cổ truyền của dân tộc Việt và ngày giổ tổ Hùng Vương, nhằm thể hiện lòng biết ơn của con cháu đối với cha ông và đất trời xứ sở. Theo quan niệm phổ biến hiện nay, cùng với bánh giầy, bánh chưng tượng trưng cho quan niệm về vũ trụ của cha ông ta.

    Bánh chưng

    Bánh chưng

  17. Lủm
    Nuốt gọn một miếng (thường là miếng nhỏ) (phương ngữ Trung Bộ).
  18. Làm đủ ăn.
  19. Voọc
    Cũng phát âm thành vọc hoặc dộc, tên chung của một số loài khỉ lớn. Ở nước ta có voọc chân xám, chân đen, chân nâu…

    Voọc chà vá chân xám

    Voọc chà vá chân xám

  20. Huyền
    Một loại đá màu đen nhánh, dùng làm đồ trang sức. Cũng chỉ màu đen nhánh như hạt huyền.

    Chuỗi hạt huyền

    Chuỗi hạt huyền

  21. Răng đen
    Người xưa có phong tục nhuộm răng đen. Từ điển Văn hoá cổ truyền Việt Nam, Nhà xuất bản Thế giới, 2002, trang 511, nói về nhuộm răng như sau:

    "Phong tục người Việt cổ coi răng càng đen càng đẹp. Trước khi nhuộm đen phải nhuộm đỏ. Thuốc nhuộm răng đỏ là cánh kiến đỏ trộn với rượu rồi đun quánh như bột nếp. Quét bột này lên mảnh lá chuối hột ấp vào răng trước khi đi ngủ. Làm nhiều lần cho đến khi hàm răng bóng ánh nổi màu cánh gián. Thuốc nhuộm đen: phèn đen, vỏ lựu khô, quế chi, hoa hồi, đinh hương nghiền nhỏ, hòa giấm hoặc rượu, đun cho quánh như hồ dán. Quét lên lá chuối đắp lên răng như nhuộm đỏ. Từ 5 đến 7 ngày thuốc mới bám vào răng, nổi màu đen thẫm rồi đen bóng. Súc miệng bằng nước cốt dừa. Kiêng ăn thịt mỡ, cua cá, vật cứng, nóng. Có khi chỉ nuốt cơm hoặc húp cháo. Kể cả nhuộm đỏ và đen, thời gian kéo dài đến nửa tháng."

    Xem phóng sự về phong tục nhuộm răng và ăn trầu.

    Răng đen

    Răng đen

  22. Áo yếm đeo bùa
    Một kiểu áo của phụ nữ ngày xưa. Người mặc yếm đeo thêm một cái bùa nhỏ, vừa để làm đẹp vừa có ý nghĩa tâm linh.
  23. Nón quai thao
    Còn gọi là nón ba tầm, nón thúng, một loại nón xưa của phụ nữ đồng bằng Bắc Bộ. Nón làm bằng lá gồi hoặc lá cọ, mặt nón rộng 70 - 80 cm, hình bánh xe, đỉnh bằng, có vành cao độ 10 - 12 cm. Mặt dưới nón gắn một vành tròn vừa đầu người đội, gọi là khua. Quai nón dài, khi đội thì thả võng đến thắt lưng, người đội dùng tay giữ quai. Quai nón làm bằng từ một 1 tới 8 dây thao đen kết bằng tơ, chỉ, ngoài bọc tơ dệt liên tục. Đời nhà Trần, nón này được cải tiến cho cung nữ đội và gọi là nón thượng.

    Phụ nữ Hà Nội đội nón quai thao (đầu thế kỉ 20).

    Phụ nữ Hà Nội đội nón quai thao (đầu thế kỉ 20).

  24. Cai
    Từ gọi tắt của cai vệ, chức danh chỉ huy một tốp lính dưới thời thực dân Pháp.

    Lính lệ

    Lính lệ

  25. Cồn lạp là cách nói lái của cạp lồn.
  26. Cùm nụm
    Tên một trò chơi dân gian gồm nhiều trẻ, mỗi đứa hai tay nắm đũa, chồng lên nhiều lớp, sau đó đọc bài vè trên và được nào đọc trúng câu cuối thì được ra trước và chạy đi tìm chỗ trốn, lần lượt như thế cho đến đứa cuối cùng thì phải chạy đi lục lọi, tìm bắt cho ra mấy đứa kia.
  27. Có bản chép: Tay tí.
  28. Qua
    Từ người lớn dùng để tự xưng một cách thân mật với người nhỏ, hoặc cách tự xưng có đôi chút tính chất khách quan, nhưng thân tình (Từ điển từ ngữ Nam Bộ - Huỳnh Công Tín).
  29. Tơ mành
    Dây tơ mỏng, chỉ tình yêu vương vấn của đôi trai gái (xem thêm chú thích Ông Tơ Nguyệt). Khi dệt lụa, tơ mành là sợi ngang, mỏng manh hơn sợi dọc.

    Cho hay là thói hữu tình
    Đố ai dứt mối tơ mành cho xong

    (Truyện Kiều)

  30. Ba đào
    Sóng gió, chỉ sự nguy hiểm, bất trắc (từ Hán Việt).
  31. Biên Hòa
    Địa danh nay là thành phố trực thuộc tỉnh Đồng Nai, nổi tiếng với đặc sản bưởi Biên Hòa. Trong thời kì Pháp thuộc, người Pháp mở nhiều đồn điền cao su tại đây, đồng thời xây dựng ga xe lửa Biên Hòa thuộc tuyến xe lửa Sài Gòn-Mỹ Tho phục vụ cho nhu cầu vận chuyển nhân công và thành phẩm.

    Bưởi Biên Hòa

    Bưởi Biên Hòa

  32. Ghềnh
    Cũng gọi là gành, chỗ lòng sông hoặc biển có đá lởm chởm nằm chắn ngang làm nước dồn lại, chảy xiết. Ở nước ta có nhiều địa danh có chữ Gành hoặc Ghềnh như Gành Son, Gành Hào, Gành Cả, Gành Ráng...

    Thắng cảnh gành Đá Dĩa, Phú Yên

    Thắng cảnh gành Đá Dĩa, Phú Yên

  33. Có bản chép: củ lang.
  34. Đồng Phó
    Một địa danh nay thuộc xã Tây Giang, huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định.
  35. Hà Nhung
    Một làng thuộc huyện Bình Khê, nay là huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định.
  36. Gùi
    Đồ đan bằng tre hoặc mây, có hai quai để vác trên vai (động tác vác gùi cũng gọi là gùi, ví dụ gùi thóc gạo). Gùi rất phổ biến ở các vùng dân tộc thiểu số, đặc biệt là Tây Nguyên.

    Gùi bắp

    Gùi bắp

  37. Suối Từ Bi
    Một dòng suối ở xóm Tiên An, ấp Tiên Thuận, xã Bình Giang, quận Bình Khê, nay là huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định. Có tên như vậy vì hai bên bờ suối mọc rất nhiều cây từ bi.
  38. Theo Nước non Bình Định của Quách Tấn thì câu ca là biểu tượng mối bất hòa của Đại tướng Tây Sơn Võ Văn Dũng với các sắc tộc thiểu số quanh vùng. Tương truyền sau khi bị bắt cùng vợ chồng Trần Quang Diệu, Bùi Thị Xuân ở Nghệ An, Võ Văn Dũng trốn thoát được về quê hương, đem hai con của Nguyễn Nhạc là Văn Đức, Văn Lương và cháu là Văn Đẩu lẩn tránh trên vùng núi Đồng Phó, Vĩnh Thạnh, tại các làng người thiểu số trước từng hợp tác với nhà Tây Sơn. Quan hệ giữa họ với Võ Công sau không còn gắn bó nữa. Năm Minh Mạng thứ 12 - 1831, chú cháu Văn Đức bị bắt đem về Phú Xuân hành quyết, còn trơ trọi một mình, Võ Công lang thang như mây ngàn, rày đây mai đó khắp vùng thượng nguồn sông Côn...
  39. Suối Mít
    Một dòng suối thuộc thôn Hòa Trinh, xã Sơn Định, huyện Sơn Hòa, tỉnh Phú Yên. Suối Mít phát nguyên từ miền tây xã Sơn Định chảy theo các triền núi xuống An Xuân, An Lĩnh (huyện Tuy An) rồi chảy ra sông Cái. Ngày trước hai bên bờ dân ở khá đông và chuyên trồng mít.
  40. Hòn Vung
    Một tên khác của thôn Phước Hậu, xã An Hiệp, huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên. Tại đây trồng nhiều đậu phộng.
  41. Hòn Chúa
    Tên một hòn núi cao 1310m thuộc dãy Đèo Cả, thuộc tỉnh Phú Yên, tiếp giáp với Khánh Hoà.
  42. Lạc
    Một loại cây lương thực ngắn ngày thuộc họ đậu, rất phổ biến trong đời sống của người dân Việt Nam. Lạc cho củ (thật ra là quả) mọc ngầm dưới đất, có vỏ cứng. Hạt lạc có thể dùng để ăn hoặc lấy dầu, vỏ lạc có thể ép làm bánh cho gia súc, thân và lá làm củi đốt. Ở miền Trung và miền Nam, lạc được gọi là đậu phộng, một số nơi phát âm thành đậu phụng.

    Hạt lạc (đậu phộng)

    Hạt lạc (đậu phộng)

  43. Hòn Vung
    Tên một hòn đảo nhỏ ngoài khơi biển Nha Trang, tỉnh Khánh Hoà, có tên như vậy vì nhìn giống một cái nắp vung úp. Tên "Hòn Vung" thường được phát âm sai thành Hòn Dung.
  44. Hốt me
    Còn có tên là đánh me hoặc đánh lú, một trò cờ bạc ngày trước, ban đầu chơi bằng hạt me, về sau thay bằng nút áo. Người ta dồn hạt me thành đống khoảng vài trăm hạt. Chiếu chơi me là vải bố dày phủ lên lớp sơn trắng, trên vạch hai đường chéo đen thành một dấu nhân ( x ) chia mặt vải thành bốn ô là Tam, Túc, Yêu, Lượng, lần lượt tương ứng với 1, 2, 3, và 4 hạt. Trước khi cược tiền, chủ cái dùng một cái que gạt bằng tre gạt từ đống hạt me ra phía trước một số lượng hạt ngẫu nhiên. Khi các con bạc cược tiền vào ô mình chọn xong, chủ cái dùng que gạt để đếm hạt me. Cứ mỗi lần gạt 4 hạt rồi lùa vào trong cho đến lượt cuối cùng chỉ còn lại 4 hạt trở xuống. Nếu thừa 1 hạt là Tam, 2 hột là Túc, 3 hạt là Yêu, 4 hạt là Lượng, rồi căn cứ vào đó mà chung tiền.
  45. Chừ
    Giờ. Bây chừ nghĩa là "bây giờ" (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
  46. Nạm
    Nắm, nhúm (nạm tóc, nạm gạo...).
  47. Canh
    Đơn vị tính thời gian ban đêm ngày xưa. Người xưa chia một đêm ra thành năm canh (đêm năm canh, ngày sáu khắc). Theo đó, canh một là giờ Tuất (19-21h), canh hai là giờ Hợi (21-23h), canh ba là giờ Tí (23h-1h sáng), canh tư là giờ Sửu (1h-3h), canh năm là giờ Dần (3h-5h). Mỗi lúc sang canh thường có trống điểm, gọi là trống canh.
  48. Khắc
    Đơn vị tính thời gian ban ngày thời xưa. Người xưa chia ban ngày ra thành sáu khắc (đêm năm canh, ngày sáu khắc). Theo Lý Thái Thuận, khắc một là giờ Mão/Mạo (5h-7h), khắc hai là giờ Thìn (7h-9h), khắc ba là giờ Tị (9h-11h), khắc tư là giờ Ngọ (11h-13h), khắc năm là giờ Mùi (13-15h), khắc sáu là giờ Thân (15-17h). Theo đó, giờ Dậu (17-19h) không thuộc về ngày cũng như đêm. Xem thêm chú thích Canh.
  49. Có bản chép: thắt.
  50. Y môn
    Màn vải hoặc gỗ chạm khắc che phía trên giữa hai hàng cột ở nơi thờ cúng.

    Y môn

    Y môn

  51. Giao loan
    Một loại keo tương truyền được chế tạo bằng máu con chim loan, rất chắc, có thể nối được cả dây cung. Theo điển tích Trung Quốc, vua Hán Vũ Đế được dâng keo giao loan. Một lần đi săn, dây cung bị đứt, vua dùng loại keo này để nối lại, bắn tiếp cả ngày thấy không đứt, bèn đặt tên là "tục huyền giao," nghĩa là keo nối dây cung. Giao loan nghĩa bóng chỉ tình cảm keo sơn, gắn bó bền chặt.
  52. Đỗ quyên
    Có giả thuyết cho là chim cuốc. Theo hai học giả Đào Duy Anh và An Chi thì chim quyên là chim tu hú. Hình ảnh chim quyên trong ca dao dân ca thường tượng trưng cho những điều tốt đẹp.

    Chim tu hú

    Chim tu hú

  53. Nhãn lồng
    Một loại nhãn đặc sản của Hưng Yên, ngon nổi tiếng, thuở xưa thường để tiến vua.

    Nhãn lồng Hưng Yên

    Nhãn lồng Hưng Yên