Ngẫu nhiên

Chú thích

  1. Kệ Sơn
    Tên một ngọn núi nay thuộc thị trấn Lương Sơn, tỉnh Hòa Bình.
  2. Phượng Lĩnh
    Tên một làng nay thuộc địa phận xã Đồng Lộc, huyện Hậu lộc, tỉnh Thanh Hóa, đồng thời cũng là tên ngọn núi tiếp giáp với làng này.
  3. Hồng Lĩnh
    Tên dãy núi nổi tiếng nhất Hà Tĩnh, cùng với sông Lam là biểu tượng cho xứ Nghệ (bao gồm Hà Tĩnh và Nghệ An). Theo một số nghiên cứu, đây là cố đô của Việt Thường, thủy tổ của dân tộc ta, trước khi dời về dãy Nghĩa Lĩnh, bắt đầu thời đại các vua Hùng.

    Núi Hồng Lĩnh nhìn từ Can Lộc

    Núi Hồng Lĩnh nhìn từ Can Lộc

  4. Đây là lời một nghĩa quân thương tiếc ông Thái Vĩnh Chinh, quê làng Hữu Bằng, huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh (nay là xã Sơn Bằng, huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh). Ông cùng với nhóm văn thân trong vùng tổ chức nghĩa quân kháng chiến chống Pháp, được vua Hàm Nghi phong làm Lãnh binh. Ông lãnh đạo nghĩa quân lập căn cứ ở địa phương làm tiêu hao nhiều lực lượng địch. Một thời gian sau, ông bị đám quân tay sai bao vây ở chiến khu. Nghĩa quân từ đó tan rã dần, nhưng ông vẫn chiến đấu đến cùng và hy sinh năm Ất Mùi (1895), hưởng dương 50 tuổi.
  5. Cúc tần
    Cũng gọi là cây lức, một loại cây bụi mọc hoang, cũng được trồng làm hàng rào hoặc làm thuốc. Trong các bài thuốc dân gian, cây và lá cúc tần được dùng để chữa lao lực, chữa ho, đau đầu... Lá cây còn dùng để nấu một số món ăn và nấu nước tắm cho trẻ sơ sinh.

    Cây cúc tần

    Cây cúc tần

  6. Vải lĩnh
    Còn gọi là lãnh, loại vải dệt bằng tơ tằm nõn, một mặt bóng mịn, một mặt mờ. Lĩnh được cho là quý hơn lụa, có quy trình sản xuất rất cầu kì. Vải lãnh thường có màu đen, trơn bóng hoặc có hoa, gọi là lĩnh hoa chanh, thường dùng để may quần dài cho các nhà quyền quý. Lĩnh Bưởi ở vùng Kẻ Bưởi miền Bắc (gồm các làng An Thái, Bái Ân, Hồ Khẩu, Trích Sài) và lãnh Mỹ A ở miền Nam là hai loại vải lãnh nổi tiếng ở nước ta.

    Khăn nhỏ, đuôi gà cao
    Lưng đeo dải yếm đào
    Quần lĩnh, áo the mới
    Tay cầm nón quai thao

    (Chùa Hương - Nguyễn Nhược Pháp)

    Vải lãnh Mỹ A

    Vải lãnh Mỹ A

  7. Yên Thái
    Tên một làng nằm ở phía tây bắc thành Thăng Long, nay là thủ đô Hà Nội. Tên nôm của làng là làng Bưởi, cũng gọi là kẻ Bưởi. Theo truyền thuyết ngày xưa đây là vùng bãi lầy nơi hợp lưu của sông Thiên Phù và sông Tô Lịch. Dân vùng Bưởi có hai nghề thủ công truyền thống là dệt lĩnh và làm giấy.

    Làng Bưởi ngày xưa

    Làng Bưởi ngày xưa

  8. Chợ Nhồi
    Chú thích này đang để ngỏ. Nếu bạn có thông tin về Chợ Nhồi, hãy đóng góp cho chúng tôi.
  9. Têm trầu
    Quệt vôi vào lá trầu không, cuộn lại rồi cài chặt lại bằng cuống lá để thành một miếng trầu vừa miệng ăn.

    Têm trầu

    Têm trầu

    Trầu têm cánh phượng

    Trầu têm cánh phượng

  10. Bói cá
    Tên chung của một số loài chim săn mồi có bộ lông rất sặc sỡ. Thức ăn chính của bói cá là cá, nhưng chúng có thể ăn cả các động vật nhỏ như ếch nhái, tôm, côn trùng, thằn lằn... Bói cá còn có các tên gọi khác như chim thầy bói, trả, tra trả, sả, thằng chài...

    Chim bói cá

    Chim bói cá

  11. Cây sưng
    Một loài cây có gai (nên cũng gọi là cây gai sưng), lá có thể dùng nấu canh hoặc làm món xào.

    Gai sưng

    Gai sưng

  12. Có bản chép: điếm (hàng quán).
  13. Có bản chép: Qua Ninh (chưa rõ là chợ nào).
  14. Chợ Quả Linh
    Một chợ nổi tiếng ở Nam Định xưa.
  15. Chợ Trình
    Một cái chợ nổi tiếng ở Nam Định xưa.
  16. Non Côi
    Tên gọi khác của núi Gôi ở huyện Vụ Bản (xưa là Thiên Bản), tỉnh Nam Định. Hình ảnh "Non Côi" thường đi chung với "Sông Vị," rất hay xuất hiện trong thơ ca xưa, đặc biệt là trong thơ Tú Xương. Trên núi có chợ Gôi, một phiên chợ nổi tiếng ngày trước.
  17. Chợ Viềng
    Một phiên chợ Tết đặc biệt của Nam Định xưa. Tương truyền ngày xưa ở Nam Định có đến 3, 4 chợ cùng mang tên chợ Viềng. Chợ Viềng chính nằm ở xã Kim Thái, huyện Vụ Bản, họp vào ngày 8 tháng Giêng. Dân vùng này tin rằng buôn bán vào ngày này sẽ gặp may mắn quanh năm. Do đó, nếu gặp những ngày có mưa gió, lại gặp đò ngang cách trở, dân buôn tự động họp chợ ở một nơi nào đó để buôn bán gọi là “lấy ngày”, cầu may cho cả năm, thế là một phiên chợ Viềng mới được thành hình.

    Một góc chợ Viềng

    Một góc chợ Viềng

  18. Có bản chép: Chợ Viềng mồng tám tháng giêng.
  19. Hàm Rồng
    Tên một ngọn núi nằm trong dãy Ngũ Hoa Phong nằm bên bờ sông Mã, có dáng như đầu rồng. Tên Hàm Rồng cũng được đặt cho một cây cầu ở khu vực này, đồng thời là tên của một phường thuộc thành phố Thanh Hóa hiện nay.
  20. Lụy
    Nước mắt (phương ngữ Nam Bộ, nói trại từ lệ).
  21. Kiểng
    Cảnh (phương ngữ Trung và Nam Bộ). Chữ "Cảnh" là tên của Nguyễn Phúc Cảnh (con cả của chúa Nguyễn Ánh), người được đưa sang Pháp làm con tin để đổi lấy sự giúp đỡ đánh nhà Tây Sơn, vì vậy được gọi trại ra thành "kiểng" để tránh phạm húy.
  22. Đặng
    Được, để, nhằm (từ cũ, phương ngữ).
  23. Vuông tròn
    Toàn vẹn, tốt đẹp về mọi mặt.
  24. Lúa (phương ngữ Bắc Trung Bộ).
  25. Xuân Viên
    Địa danh nay thuộc xã Xuân Viên, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh.
  26. Hội Thống
    Địa danh nay thuộc xã Xuân Hội, cực Bắc của huyện Nghi Xuân, cũng là cực Bắc của tỉnh Hà Tĩnh. Nằm ở mé bờ Nam cửa Hội, Hội Thống có nghề nông, nghề buôn nhưng nổi tiếng nhất vẫn là nghề biển. Ở đây ngoài ngôi Đình Kiên Nghĩa còn có các đền miếu mà trong đó có 3 ngôi đền thờ Nam Hải Ngư thần (cá ông) thường gọi là đền Cô, đền Cố, đền Cậu. Lễ cầu ngư ở Hội Thống được tổ chức hàng năm hoặc 3 năm 1 lần vào ngày 3/2 âm lịch.
  27. Nống
    Cái nong (phương ngữ Bắc Trung Bộ).
  28. Do Nha
    Còn gọi là Xuân Nha, một làng xưa thuộc tổng Tam Chế, huyện Nghi Xuân, phủ Đức Quang, xứ Nghệ An, sau thuộc xã Ngũ Lộc, huyện La Sơn, phủ Đức Quang, nay thuộc huyện Nghi Sơn, tỉnh Hà Tĩnh. Làng có nghề truyền thống là đan lát.
  29. Lộc Châu
    Địa danh trước kia là một xã thuộc huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh.
  30. Dâu tằm
    Loại cây thường được trồng hai bên bờ sông, chủ yếu để lấy lá cho tằm ăn. Lá và rễ dâu cũng là vị thuốc đông y. Quả dâu tằm chín cũng có thể dùng để ăn hoặc ngâm rượu, gọi là rượu dâu tằm. Ở nước ta, dâu có nhiều giống: dâu bầu, dâu da, dâu cỏ, dâu tam bội...

    Lá và quả dâu tằm

    Lá và quả dâu tằm

  31. Cẩm Mỹ
    Địa danh trước đây là một xã thuộc huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh.
  32. Kẻ Giăng
    Chú thích này đang để ngỏ. Nếu bạn có thông tin về Kẻ Giăng, hãy đóng góp cho chúng tôi.
  33. Kẻ Cừa
    Chú thích này đang để ngỏ. Nếu bạn có thông tin về Kẻ Cừa, hãy đóng góp cho chúng tôi.
  34. Trung Sơn
    Địa danh nay là một xã thuộc huyện Đô Lương, tỉnh Nghệ An.
  35. Cơn
    Cây (phương ngữ một số vùng Bắc Trung Bộ).
  36. Yên Xứ
    Chú thích này đang để ngỏ. Nếu bạn có thông tin về Yên Xứ, hãy đóng góp cho chúng tôi.
  37. Thổ Công
    Còn được gọi là Thổ Địa hay Thổ Thần, là một vị thần trong tín ngưỡng Á Đông, cai quản một vùng đất nào đó (từ Hán Việt "thổ" nghĩa là "đất"). Thổ Công thường được khắc hoạ là một ông già râu tóc bạc phơ, mặt vui vẻ, thích chơi với con nít. Nhân dân ta có tập quán cúng Thổ Công vào ngày 1, ngày 15 âm lịch và các dịp lễ Tết khác.

    Một hình ảnh về Thổ Công

    Một hình ảnh về Thổ Công

  38. Hà Bá
    Vị thần cai quản sông trong tín ngưỡng đạo giáo. Xưa kia ven sông thường có đền thờ Há Bá để cầu cho mọi người không gặp nạn trên sông và bắt được nhiều cá trong mùa mưa. Hà Bá thường được miêu tả là một ông lão râu tóc bạc trắng, tay cầm một cây gậy phất trần với một bầu nước uống, ngồi trên lưng một con rùa và cười vui vẻ.

    Một hình vẽ Hà Bá theo truyền thuyết

    Một hình vẽ Hà Bá theo truyền thuyết

  39. Phú Câu
    Làng chài nằm nơi cửa sông Đà Rằng, nay thuộc phường 6 thành phố Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên.
  40. Ngày xưa phụ nữ thường gội đầu với chanh cho đẹp và sạch tóc.
  41. Đa
    Một loại cây thân thuộc, được coi như biểu tượng của làng quê Việt Nam, cùng với giếng nước và sân đình. Cây đa cổ thụ có tán rất rộng, có nhiều gốc và rễ phụ. Ở một số địa phương, cây đa còn được gọi là cây đa đa, hoặc cây da. Theo học giả An Chi, tên cây bắt nguồn từ đa căn thụ 多根樹 (cây nhiều rễ), “một hình thức dân dã mà văn chương Phật giáo dùng để mô tả và gọi tên cây một cách súc tích nhất có thể có.”

    Cây đa Tân Trào

    Cây đa Tân Trào

  42. Cộ
    Cũ (phương ngữ Bắc Trung Bộ).
  43. Lưa
    Còn sót lại (phương ngữ Bắc Trung Bộ).
  44. Có bản chép: sãi đò.
  45. Thác
    Chết, mất, qua đời (từ Hán Việt).
  46. Kia (phương ngữ Trung Bộ).
  47. Chừ
    Giờ. Bây chừ nghĩa là "bây giờ" (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
  48. Âu
    Lo âu. Đọc chạnh từ ưu.
  49. Chắc
    Nhau (phương ngữ Quảng Bình). Đánh chắc nghĩa là đánh nhau. Một chắc hoặc riêng chắc nghĩa là một mình.

    Chúng tôi đi nhớ nhất câu ni:
    Dân chúng cầm tay lắc lắc:
    “Độc lập nhớ rẽ viền chơi ví chắc!”

    (Nhớ - Hồng Nguyên)