Ngẫu nhiên

Chú thích

  1. Niêu
    Nồi nhỏ bằng đất nung hoặc đồng, có nắp đậy, dùng để nấu nướng hoặc sắc thuốc. Niêu sắc thuốc thì có thêm cái vòi để rót thuốc.

    Cơm niêu

    Cơm niêu

  2. Nỏ
    Không, chẳng (phương ngữ Trung Bộ).
  3. Sơn Đông
    Tên một làng thuộc xã Thanh Đức, huyện Long Hồ, tỉnh Vĩnh Long. Làng có truyền thống nấu rượu với loại rượu nếp Sơn Đông nổi tiếng.
  4. Làm mai
    Còn gọi là làm mối, mai mối. Người làm mai gọi là ông (bà) mối hay ông (bà) mai, là người đứng trung gian, giới thiệu cho hai bên trai gái làm quen hoặc cưới nhau.
  5. Cống
    Học vị dành cho những người thi đỗ khoa thi Hương dưới chế độ phong kiến.

    Nào có ra gì cái chữ Nho
    Ông Nghè, ông Cống cũng nằm co

    (Chữ Nho - Tú Xương)

  6. Nghè
    Tên gọi dân gian của học vị Tiến sĩ dưới chế độ phong kiến.
  7. Tuy An
    Địa danh nay là một huyện nằm ven biển tỉnh Phú Yên, phía bắc giáp thị xã Sông Cầu và Đồng Xuân, phía tây là huyện Sơn Hòa, phía nam là thành phố Tuy Hòa, phía đông là biển Đông. Tại đây có đầm Ô Loan (trước đây là cửa biển, nay bị bồi lấp), một đầm nước lợ lớn có tiềm năng kinh tế và du lịch của tỉnh.

    Đầm Ô Loan

    Đầm Ô Loan

  8. Chợ Xổm
    Một ngôi chợ nằm về phía đông cuối thôn Phú Thạnh (nên cũng gọi là chợ Phú Thạnh), xã An Chấn, huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên. Có tên như vậy vì khi mới bắt đầu hình thành, người dân ngồi xổm để họp chợ. Mỗi tháng chợ họp 6 phiên vào các ngày mùng 1, 11, 21 và mùng 6, 16, 26.

    Chợ Xổm cùng với chợ Ma Liên là hai trong số những chợ nổi tiếng của tỉnh trước năm 1945.

  9. Hòa Đa
    Tên một thôn nay thuộc địa phận xã An Mỹ, huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên. Tại đây có món bánh tráng Hòa Đa mịn đều, dẻo thơm, không có vị chua và ít bị dính khi nhúng nước để cuốn thức ăn, là một đặc sản nổi tiếng của tỉnh Phú Yên.

    Bánh tráng Hòa Đa

    Bánh tráng Hòa Đa

  10. Phụ mẫu
    Cha mẹ (từ Hán Việt).
  11. Lũy
    Công trình bảo vệ một vị trí, thường đắp bằng đất.

    Lũy Trường Sa (Đồng Hới, Quảng Bình)

    Lũy Trường Sa (Đồng Hới, Quảng Bình)

  12. Gái đĩ ở đây chỉ cây lúa làm đòng. Làm đòng là quá trình hình thành cơ quan sinh sản của cây lúa. Quá trình này diễn ra ở đỉnh điểm sinh trưởng của các nhánh cây lúa, có thể nhìn thấy đòng lúa bắng mắt thường khi đòng đã dài 1mm.

    Lúa trổ đòng

    Lúa trổ đòng

  13. Phòng loan
    Phòng của đôi vợ chồng, nhất là vợ chồng mới cưới. Cũng có thể hiểu là phòng của người phụ nữ. Xem thêm chú thích Loan.

    Người vào chung gối loan phòng
    Nàng ra tựa bóng đèn chong canh dài

    (Truyện Kiều)

  14. Đặng
    Được, để, nhằm (từ cũ, phương ngữ).
  15. Có thực mới vực được đạo
    Có thực là có ăn. Đạo là những nguyên tắc tốt đẹp, những điều to tát, thiêng liêng, lý tưởng. Có thực mới vực được đạo ý nói khi những nhu cầu vật chất căn bản được đáp ứng, người ta mới làm được việc tốt hay việc lớn.
  16. Núi, rừng nói chung (phương ngữ Trung Bộ).
  17. Núi Xước
    Tên dãy núi ngăn cách hai tỉnh Nghệ An và Thanh Hoá, xưa kia rất nhiều thú dữ, có truông Đông Hồi ven biển nối giữa xã Hải Hà và Quỳnh Lập.
  18. Đồ
    Từ tục, chỉ bộ phận sinh dục của người phụ nữ.
  19. Tiền hô hậu ủng
    Phía trước (tiền) đề xướng, hô hào (hô), phía sau (hậu) hưởng ứng, ủng hộ (ủng). Chỉ việc người đề xướng được nhất tề ủng hộ, hoặc (nghĩa cũ) mô tả cảnh vua quan đi có quân lính theo sau hộ tống.
  20. Con gái trở vỏ lửa ra
    Khi xưa có tục khi sinh con lấy một que củi cháy dở cặp vào đầu một cái cọc đem cắm ngoài cổng, sinh con trai thì quay đầu củi cháy vào trong nhà (ý chỉ con trai thì ở mãi trong nhà này), nếu là con gái thì quay đầu trở ra (ý là con gái sẽ đi về nhà khác).