Ngẫu nhiên

Chú thích

  1. Đồng Tháp Mười
    Một vùng đất ngập nước thuộc đồng bằng sông Cửu Long, trải rộng trên ba tỉnh Long An, Tiền Giang và Đồng Tháp, là vựa lúa lớn nhất của cả nước. Vùng này có khu bảo tồn đất ngập nước Láng Sen, vườn quốc gia Tràm Chim.

    Vườn quốc gia Tràm Chim

    Vườn quốc gia Tràm Chim

  2. Nội nhà
    Khắp trong nhà, tất cả mọi người trong nhà.
  3. Vua Lê chúa Trịnh
    Một thời kì trong lịch sử nước ta, kéo dài từ năm 1545, khi Trịnh Kiểm thâu tóm toàn bộ binh quyền nhà Lê, cho đến năm 1786, khi quân Tây Sơn kéo ra Bắc đánh Thăng Long "phù Lê diệt Trịnh." Trong giai đoạn này mặc dù nhà Lê trên danh nghĩa vẫn tồn tại, nhưng thực chất quyền hành nằm cả trong tay các chúa Trịnh. Quan hệ vua Lê-chúa Trịnh thật ra là quan hệ cộng sinh: Vua Lê muốn tồn tại được phải nhờ cậy vào thế lực của chúa Trịnh; ngược lại, Chúa Trịnh muốn tiêu diệt được các đối thủ của mình cũng phải dựa vào “cái bóng” của vua Lê.
  4. Bần
    Còn gọi là cây thủy liễu, loài cây gặp nhiều ở các vùng ngập mặn Nam Bộ. Gỗ bần chủ yếu dùng làm chất đốt, còn trái bần có vị chua, chát với mùi thơm đặc trưng được chế biến thành nhiều món ăn đặc sản của Nam Bộ như mắm bần, lẩu cá nấu bần, mứt bần, kẹo bần...

    Cây và quả bần

    Cây và quả bần

  5. Xơ rơ
    Xơ xác, trơ trụi (phương ngữ miền Trung).
  6. Giao đu
    (Cành nhánh) gần nhau đến nỗi người ta có thể từ nhánh cây này đu sang cành cây gần bên.
  7. Trái bắp (ngô)

    Trái bắp (ngô)

  8. Ý muốn nhắc đến tích Quan Vân Trường về hàng Tào Tháo trong Tam quốc diễn nghĩa của La Quán Trung: Tào Tháo khởi 20 vạn quân đánh Lưu Bị. Lưu Bị thua to phải chạy sang nương nhờ Viên Thiệu. Bấy giờ, Quan Vân Trường đóng giữ Hạ Bì. Tào Tháo đem quân đến đánh, Hạ Bì thất thủ. Vân Trường phải rút quân lên núi đất đóng quân tạm nghỉ. Tào Tháo cho Trương Liêu lên dụ Quan Vân Trường hàng. Thế cô lực kiệt, Vân Trường nói: "Tôi có 3 điều giao ước, nếu Thừa tướng (Tào Tháo) nghe cho, tôi xin lập tức cởi giáp lại hàng, nhược bằng không nghe, tôi đành chịu 3 tội mà chết. Một là: Ta cùng Hoàng Thúc (chỉ Lưu Bị) có lập lời thề cùng nhau giúp nhà Hán, nay ta chỉ hàng vua Hán, không hàng Tào Tháo. Hai là: hai chị dâu ta phải được cấp dưỡng theo bổng lộc của Hoàng Thúc, nhất nhất người ngoài không được đến cửa. Ba là: Hễ ta được thấy Hoàng thúc ở đâu, ta lập tức cáo từ rồi đi theo. Ba điều ấy nếu thiếu một điều, ta nhất địnhkhông hàng." Tào Tháo ưng thuận, Quan Vân Trường bèn quy hàng Tào.
  9. Cầu Mông
    Chú thích này đang để ngỏ. Nếu bạn có thông tin về Cầu Mông, hãy đóng góp cho chúng tôi.
  10. Cầu Châu
    Chú thích này đang để ngỏ. Nếu bạn có thông tin về Cầu Châu, hãy đóng góp cho chúng tôi.
  11. Cầu Sỹ
    Chú thích này đang để ngỏ. Nếu bạn có thông tin về Cầu Sỹ, hãy đóng góp cho chúng tôi.
  12. Cầu Dừa
    Chú thích này đang để ngỏ. Nếu bạn có thông tin về Cầu Dừa, hãy đóng góp cho chúng tôi.
  13. Lọ là
    Chẳng lọ, chẳng cứ gì, chẳng cần, hà tất (từ cũ).

    Bấy lâu đáy bể mò kim,
    Là nhiều vàng đá phải tìm trăng hoa?
    Ai ngờ lại họp một nhà,
    Lọ là chăn gối mới ra sắt cầm!

    (Truyện Kiều)

  14. Ru
    Sao? (trợ từ nghi vấn cổ).
  15. Tiền
    Năm 1439, vua Lê Thánh Tông quy định: 1 quan = 10 tiền = 600 đồng, gọi là tiền tốt hoặc tiền quý (quy định này ổn định cho đến năm 1945). Khoảng thế kỉ 18, trong dân gian xuất hiện cách tính tiền gián, mỗi quan tiền gián chỉ gồm 360 đồng.
  16. Lấy ý từ câu thành ngữ ông ăn chả, bà ăn nem.
  17. Cần Giờ
    Một địa danh nằm ở vùng Đông Nam Bộ, nay là một huyện ven biển thuộc thành phố Hồ Chí Minh (thường được xem là một huyện đảo vì địa thế gần như tách biệt với đất liền, bao quanh bởi sông và biển). Cần Giờ nổi tiếng với khu rừng ngập mặn (rừng Sác), một địa điểm du lịch sinh thái, và biển Cần Giờ, nguồn cung cấp hải sản phong phú.

    Tài nguyên rừng ngập mặn Cần Giờ

    Tài nguyên rừng ngập mặn Cần Giờ

    Cào nghêu tại biển Cần Giờ

    Cào nghêu tại biển Cần Giờ

  18. Hải đăng Cần Giờ
    Còn được người dân địa phương gọi là hải đăng Bóng Trắng, cách bờ biển Vũng Tàu chừng 13km. Ngọn hải đăng này được người Pháp xây dựng nhằm giúp tàu bè tránh khỏi các bãi cạn mà đi vào sông Sài Gòn dễ dàng. Tới đầu những năm 1990 ngọn đèn biển này bị phá bỏ, đến năm 2005 thì được xây lại bằng bêtông cốt thép vững chắc. Ngọn đèn biển đã được nhà văn Bình Nguyên Lộc chọn làm khung cảnh cho truyện ngắn Đèn Cần Giờ.

    Hải đăng Cần Giờ

    Hải đăng Cần Giờ

  19. Bương
    Giống cây bề ngoài giống như tre, thân to, thẳng, mỏng mình. Các dân tộc miền núi thường dùng thân bương (ống bương) làm vật dụng gia đình như đựng giấy tờ, chứa nước, làm điếu cày, đựng thức ăn,...

    Đựng nước bằng ống bương

    Đựng nước bằng ống bương

  20. Kiểng
    Cảnh (phương ngữ Trung và Nam Bộ). Chữ "Cảnh" là tên của Nguyễn Phúc Cảnh (con cả của chúa Nguyễn Ánh), người được đưa sang Pháp làm con tin để đổi lấy sự giúp đỡ đánh nhà Tây Sơn, vì vậy được gọi trại ra thành "kiểng" để tránh phạm húy.
  21. Đài
    Cái gàu con dùng để kéo nước giếng. Người ta thường làm đài bằng mo cau gấp lại ở hai đầu, cán làm bằng hai thanh tre kẹp lại, gọi là bồ đài.
  22. Bài chòi
    Một loại hình trò chơi dân gian và nghệ thuật độc đáo ở miền Trung, được tổ chức hằng năm vào dịp Tết Nguyên đán. Người ta dựng 9-11 chòi trên một bãi đất trống. Bộ bài để đánh bài chòi gồm 33 lá, với những cái tên nôm na như: Nhứt Nọc, Nhì Nghèo, Ông Ầm, Sáu Ghe, Bảy Liễu... vẽ trên giấy, dán vào thẻ tre. Vào cuộc chơi, anh hiệu (tức người hô thai) xóc ống bài, rút ra một con và xướng tên con bài lên. Để gây thêm sự hồi hộp và bắt người chơi phải suy đoán, anh hiệu hô lên một câu thai hoặc một câu ca dao có tên con bài. Chòi nào trúng tên con bài thì gõ mõ để anh hiệu mang con bài đến. Trúng ba con bài là chòi đó “tới.”

    Một buổi hát bài chòi

    Một buổi hát bài chòi

    Xem hát bài chòi ở Hội An.

  23. Khi hát bài chòi, bài này được dùng để báo con Ngũ Rún.
  24. Bậu
    Cũng nói là em bậu, tiếng gọi người tiếp chuyện với mình, khác giới tính, có ý thương mến, thân mật. Cách xưng hô "qua, bậu" thường được dùng trong quan hệ vợ chồng, người yêu (phương ngữ Nam Bộ).
  25. Thương hồ
    Người đi buôn (từ Hán Việt 商胡). Ban đầu, người Trung Hoa gọi những lái buôn người nước ngoài, đặc biệt là từ Trung Á, Ba Tư và Ả Rập, đến Trung Hoa buôn bán là "thương hồ" ("Hồ" nghĩa là người không phải dân tộc Hán). Về sau, "thương hồ" trở thành danh từ chỉ người đi buôn nói chung.
  26. Hữu tình
    Có sức hấp dẫn.