Ngẫu nhiên

Chú thích

  1. Hội An
    Một địa danh thuộc tỉnh Quảng Nam, nay là thành phố trực thuộc tỉnh này. Trong lịch sử, nhất là giai đoạn từ thế kỉ 15 đến thế kỉ 19, Hội An từng là một hải cảng rất phồn thỉnh. Hiện nay địa danh này nổi tiếng về du lịch với phố cổ cùng các ngành truyền thống: mộc, gốm, trồng rau, đúc đồng... Hội An còn được gọi là phố Hội hoặc Hoài Phố, hay chỉ ngắn gọi là Phố theo cách gọi của người địa phương.

    Vẻ đẹp của Hội An

    Vẻ đẹp của Hội An

  2. Hàm Rồng
    Tên một ngọn núi nằm trong dãy Ngũ Hoa Phong nằm bên bờ sông Mã, có dáng như đầu rồng. Tên Hàm Rồng cũng được đặt cho một cây cầu ở khu vực này, đồng thời là tên của một phường thuộc thành phố Thanh Hóa hiện nay.
  3. Oằn
    Cong xuống, trĩu xuống vì sức nặng.
  4. Yếm
    Trang phục mặc trong của phụ nữ ngày xưa. Yếm là một tấm vải hình thoi hoặc hình vuông có sợi dây để quàng vào cổ và buộc vào sau lưng, dùng để che ngực, thường được mặc chung với áo cánh và áo tứ thân. Trong ca dao ta thường gặp hình ảnh yếm đào hay yếm thắm, cùng có nghĩa là yếm màu đỏ.

    Yếm đào bên sen trắng - Tranh Phạm Mai Châu

    Yếm đào bên sen trắng - Tranh Phạm Mai Châu

  5. Oản
    Bánh làm bằng xôi nếp hoặc bột bánh khảo nén vào khuôn hình nón cụt để cúng.

    Oản làm bằng xôi

    Oản làm bằng xôi

  6. Quân tử
    Hình mẫu con người lí tưởng theo Nho giáo. Quân tử là người ngay thẳng, đứng đắn, công khai theo lẽ phải, trung thực và cẩn trọng.
  7. Tương truyền bài ca dao này nói về việc Trần Cảnh cưới Lý Chiêu Hoàng, được Chiêu Hoàng nhường ngôi vua, sau giáng bà xuống làm công chúa rồi gả cho danh tướng dưới quyền là Lê Phụ Trần.
  8. Bạch Cư Dị
    (772 - 846) tự Lạc Thiên, hiệu Hương Sơn cư sĩ hoặc Túy Ngâm tiên sinh, đồng thời vì có thời gian làm chức tư mã ở Giang Châu nên cũng gọi là Giang Châu Tư mã. Ông là nhà thơ Trung Quốc đời Đường, rất nổi tiếng với hai bài thơ Trường hận ca kể về mối tình giữa Đường Huyền Tông và Dương Quý phi, và Tì bà hành kể về cuộc gặp gỡ của chính tác giả với một ca kĩ đàn tì bà. Người đời sau xếp tài thơ của ông chỉ sau Lý Bạch và Đỗ Phủ.

    Bạch Cư Dị

    Bạch Cư Dị

  9. Áo xanh Tư Mã
    Một ý trong bài thơ Tì bà hành của Bạch Cư Dị, sau khi nhà thơ cùng bạn hữu nghe câu chuyện của người ca nữ:

    Tọa trung khấp hạ tùy tối đa,
    Giang Châu tư mã thanh sam thấp.

    Dịch nghĩa:

    Trong những người ngồi (trong thuyền) ấy ai là người khóc nhiều nhất
    Tư mã Giang Châu ướt đẫm vạt áo xanh

    Bản dịch của Phan Huy Thực:

    Lệ ai chan chứa hơn người?
    Giang châu Tư mã đượm mùi áo xanh.

  10. Khách thiên nhai
    Khách ở chân trời, lấy ý từ bài Tì bà hành của Bạch Cư Dị:

    Đồng thị thiên nhai luân lạc nhân,
    Tương phùng hà tất tằng tương thức.

    Dịch nghĩa:

    Cùng là kẻ lưu lạc ở nơi chân trời
    Gặp gỡ nhau hà tất đã từng quen biết

    Bản dịch của Phan Huy Thực:

    Cùng một lứa bên trời lận đận,
    Gặp gỡ nhau lọ sẵn quen nhau.

  11. Sông Hương
    Tên con sông rất đẹp chảy ngang thành phố Huế và một số huyện của tỉnh Thừa Thiên-Huế. Tùy theo giai đoạn lịch sử, sông còn có các tên là Linh Giang, Kim Trà, Hương Trà... Ngoài ra, người xưa còn có những tên địa phương như sông Dinh, sông Yên Lục, sông Lô Dung... Sông Hương đã được đưa vào rất nhiều bài thơ, bài hát về Huế, đồng thời cùng với núi Ngự là hình ảnh tượng trưng cho vùng đất này.

    Cầu Tràng Tiền bắc ngang qua sông Hương

    Cầu Tràng Tiền bắc ngang qua sông Hương

  12. Thủy chung
    Trước và sau. Thường được dùng với nghĩa (tình cảm) trước sau như một, không thay đổi. Từ này trước đây cũng được viết là thỉ chung.
  13. Pháo
    Một loại đồ chơi dân gian, gồm thuốc nổ (thuốc pháo) bỏ trong vỏ giấy dày hay tre quấn chặt để khi đốt nổ thành tiếng to trong các lễ hội như ngày Tết, đám cưới... Người xưa tin rằng tiếng nổ của pháo có thể xua ma quỷ. Ở một số vùng quê ngày trước cũng tổ chức hội pháo, như hội pháo Bình Đà (Thanh Oai, Hà Tây), hội pháo Đồng Kỵ (Từ Sơn, Bắc Ninh). Trước đây, ngày Tết gắn liền với:

    Thịt mỡ, dưa hành, câu đối đỏ
    Cây nêu, tràng pháo, bánh chưng xanh

    Năm 1994, chính phủ Việt Nam ra chỉ thị cấm sản xuất, buôn bán và đốt pháo để ngăn ngừa các tai nạn xảy ra do pháo, tuy nhiên nhắc đến Tết người dân vẫn nhớ đến tràng pháo. Những năm gần đây trên thị trường còn xuất hiện loại pháo điện tử, phát ra tiếng kêu như pháo nổ.

    Pháo

    Pháo

  14. Hữu
    Có (từ Hán Việt)
  15. Dịch nghĩa:

    Một sông hai nước (Việt - Pháp) không thể thương thuyết,
    Bốn tháng ba vua điềm chẳng lành

    Sau khi vua Tự Đức mất, quyền hành ở triều đình Huế rơi vào tay Tôn Thất Thuyết và Nguyễn Văn Tường. Trong bốn tháng, từ tháng 7 đến tháng 11 năm 1983, hai ông đã phế và lập 3 vua: Dục Đức, Hiệp Hòa và Kiến Phúc. Câu này ra đời trong hoàn cảnh đó. Cái hay là cuối mỗi câu có tên hai ông: Thuyết và Tường.

  16. Gáo
    Đồ có cán dùng để múc nước, thường làm bằng sọ dừa hoặc vỏ trái mù u, cũng có nơi làm bằng vỏ bầu sấy khô.

    Gáo

    Gáo

  17. Cán nặng hơn gáo
    Chỉ sự sai lệch về phân bố quyền lực, ví dụ cấp dưới có quyền lực cao hơn cấp trên.
  18. Ăn là việc mà ai cũng muốn làm lúc bụng đói; nói là việc mà ai cũng ưa làm lúc rượu đã ngà ngà say (theo GS. Nguyễn Đức Dương).
  19. Cù Mông
    Một con đèo rất hiểm trở nằm giáp ranh giữa hai tỉnh Phú Yên và Bình Định. Đường đèo rất dốc, có nhiều cua gấp, hai bên là núi cao. Trước đây khi chưa có tuyến đường Quy Nhơn-Sông Cầu thì đèo là con đường chính để qua lại giữa hai tỉnh.

    Đèo Cù Mông

    Đèo Cù Mông

  20. Phú Dương
    Một địa danh nay thuộc xã Xuân Thịnh, huyện sông Cầu, tỉnh Phú Yên, gần vịnh Xuân Đài.
  21. Lựa là
    Chẳng cần gì, chẳng cứ gì (từ cũ). Cũng như lọ là.
  22. Rau ngổ
    Còn gọi là rau om, ngò (mò) om, ngổ hương, ngổ thơm, ngổ điếc, thạch long vĩ, là loài cây thân thảo có chiều cao khoảng 20cm, thân xốp có nhiều lông. Lá không cuống, mọc đối hoặc mọc vòng, mép lá có răng cưa thưa. Rau thường mọc nhiều ở ao, rạch, mương và thường được trồng làm rau gia vị.

    Rau ngổ

    Rau ngổ

  23. Mắm ruốc
    Mắm làm từ con ruốc, rất nặng mùi. Đây là một loại nước chấm đặc trưng của nước ta, cùng với mắm tômmắm nêm. Mắm ruốc còn là nguyên liệu chính trong nhiều món rau và thịt xào.

    Mắm ruốc

    Mắm ruốc

  24. Lòng tong
    Còn gọi là lòng đong, tên gọi chung của một số loại cá nước ngọt hoặc nước lợ, thân nhỏ, thường được người dân đem kho khô hoặc kho nước với tiêu bột ăn cơm nóng.

    Cá lòng tong chỉ vàng

    Cá lòng tong chỉ vàng

  25. Có bản chép: may rủi một chồng.
  26. Ngó
    Nhìn, trông (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
  27. Chơi vơi
    Trơ trọi giữa một không gian rộng lớn, không biết bám víu vào đâu.
  28. Nguyễn Xuân Ôn
    (1825 – 1889) Cũng gọi là Nghè Ôn, một vị quan nhà Nguyễn và thủ lĩnh cuộc khởi nghĩa chống Pháp ở Nghệ Tĩnh cuối thế kỷ 19 trong phong trào Cần Vương.