Ngẫu nhiên

Chú thích

  1. Căn nợ
    Món nợ nần của đôi trai gái từ kiếp trước phải trả trong kiếp này, theo giáo lí nhà Phật.
  2. Thác
    Chết, mất, qua đời (từ Hán Việt).
  3. Sông (từ Hán Việt).
  4. Đám cưới chọn ngày, đi cày chọn hướng
    Làm đám cưới phải chọn ngày lành tháng tốt, còn đi cày thì phải chọn hướng cay sao cho có được nhiều đường cày dài, trâu ít phải quay đầu, đồng nghĩa ít phải cuốc bờ, cuốc góc.
  5. Dừng
    Thanh bằng tre nứa cài ngang dọc để trát vách.

    Vách đất trát lên tấm dừng

    Đất trát lên tấm dừng làm vách nhà

  6. Đâm cấu
    Giã gạo (phương ngữ Bắc Trung Bộ).
  7. Làm đĩ không xấu bằng đâm cấu ban ngày
    Vào vụ mùa, giã gạo (đâm cấu) là công việc nên làm ban đêm, để dành ban ngày cho những việc cần thiết, nặng nhọc hơn.
  8. Thú
    Nhà (từ Hán Việt); thú quê: nhà quê.
  9. Kẻ chợ
    Kinh đô (từ cũ). Khi dùng như danh từ riêng, Kẻ Chợ là tên gọi dân gian của kinh thành Thăng Long xưa.
  10. Gạo
    Loại cây thân mộc, có hoa đỏ thường nở vào tháng 3 âm lịch, thời điểm hết xuân sang hè. Cũng như cây đa, cây hoa gạo là một nét bản sắc quen thuộc của làng quê Việt Nam, thường mọc ở đầu làng, cạnh đình, bến sông... Hoa gạo còn có tên Hán Việt là mộc miên, người Tây Nguyên gọi là hoa pơ-lang.

    Cây hoa gạo

    Cây gạo

  11. Vàng mười
    Vàng nguyên chất.
  12. Vàng bảy
    Vàng không tinh khiết có pha tạp các kim loại khác, chỉ được chừng bảy trên mười phần là vàng (so với vàng mười là vàng nguyên chất).
  13. Tày
    Bằng (từ cổ).
  14. Đói hư việc, điếc hư thân
    Đói nghèo, thiếu thốn thì thiếu điều kiện làm tốt công việc. Điếc thì không nghe được người khác khuyên nhủ, nhắc nhở nên không tự sửa mình được.
  15. Bậu
    Cũng nói là em bậu, tiếng gọi người tiếp chuyện với mình, khác giới tính, có ý thương mến, thân mật. Cách xưng hô "qua, bậu" thường được dùng trong quan hệ vợ chồng, người yêu (phương ngữ Nam Bộ).
  16. Qua
    Từ người lớn dùng để tự xưng một cách thân mật với người nhỏ, hoặc cách tự xưng có đôi chút tính chất khách quan, nhưng thân tình (Từ điển từ ngữ Nam Bộ - Huỳnh Công Tín).
  17. Quang
    Vật dụng gồm có một khung đáy và các sợi dây quai thắt bằng sợi dây mây (hoặc vật liệu khác) tết lại với nhau, có 4 (hoặc 6) quai để mắc vào đầu đòn gánh khi gánh, và có thể treo trên xà nhà để đựng đồ đạc (thường là thức ăn). Người ta đặt đồ vật (thùng, chum, rổ, rá) vào trong quang, tra đòn gánh vào rồi gánh đi. Quang thường có một đôi để gánh cho cân bằng.

    Cái quang

    Cái quang

    Quang gánh

    Quang gánh

  18. Sống ở làng, sang ở nước
    Ngoài cuộc sống chu toàn ở làng xóm, còn phải có tiếng tăm, địa vị khiến nơi khác cũng phải kính nể.
  19. Dưa chuột
    Một giống dưa cho quả vỏ xanh, có nhiều nước, ăn rất mát. Dưa chuột còn là một vị thuốc dân gian, có tác dụng giảm đau, giảm rát họng, làm đẹp da. Ở miền Nam, giống dưa này được gọi là dưa leo.

    Dưa chuột

    Dưa chuột

  20. Đững
    Đừng có... (cách nói của Trung và Nam Bộ).
  21. Nậu
    Nghĩa gốc là một nhóm nhỏ cùng làm một nghề (nên có từ "đầu nậu" nghĩa là người đứng đầu). 

Ví dụ: “Nậu nguồn” chỉ nhóm người khai thác rừng, “Nậu nại” chỉ nhóm người làm muối, “Nậu rổi” chỉ nhóm người bán cá, “Nậu rớ” chỉ nhóm người đánh cá bằng rớ vùng nước lợ, “Nậu cấy” chỉ nhóm người đi cấy mướn, “Nậu vựa” chỉ nhóm người làm mắm... Từ chữ “Nậu” ban đầu, phương ngữ Phú Yên-Bình Định tỉnh lược đại từ danh xưng ngôi thứ ba (cả số ít và số nhiều) bằng cách thay từ gốc thanh hỏi. Ví dụ: Ông ấy, bà ấy được thay bằng: “ổng,” “bả.” Anh ấy, chị ấy được thay bằng: “ảnh,” “chỉ.” 

Và thế là “Nậu” được thay bằng “Nẩu” hoặc "Nẫu" do đặc điểm không phân biệt dấu hỏi/ngã khi phát âm của người miền Trung. 

Người dân ở những vùng này cũng gọi quê mình là "Xứ Nẫu."
  22. Đặng
    Được, để, nhằm (từ cũ, phương ngữ).
  23. Phỉ
    Đủ, thỏa mãn. Như phỉ chí, phỉ dạ, phỉ nguyền...
  24. Cá lóc
    Còn có các tên khác là cá tràu, cá quả tùy theo vùng miền. Đây là một loại cá nước ngọt, sống ở đồng và thường được nuôi ở ao để lấy giống hoặc lấy thịt. Thịt cá lóc được chế biến thành nhiều món ăn ngon. Ở miền Trung, cá tràu và được coi là biểu tượng của sự lanh lợi, khỏe mạnh, vì thế một số nơi có tục ăn cá tràu đầu năm.

    Cá lóc

    Cá lóc

  25. Cói chó ngó cá tràu
    Tham muốn những cái quá sức mình. Cói chó chỉ bắt được tép, cá lòng tong... nhưng nhìn thấy cá tràu thì vẫn thèm thuồng.