Ngẫu nhiên

Chú thích

  1. Lạch
    Dòng nước nhỏ hơn sông.
  2. Chợ Bàn Thạch
    Một chợ phiên họp tại phía nam cầu Bàn Thạch, thôn Bàn Thạch, xã Hòa Xuân Đông, huyện Đông Hòa, tỉnh Phú Yên. Chợ họp sáu phiên chính vào các ngày mồng 2, 6, 12, 16, 22 và 26 hằng tháng, ngoài ra chợ còn họp vào mỗi buổi sáng. Đây là một ngôi chợ khá sầm uất nằm sát Quốc lộ 1A ở phía nam tỉnh Phú Yên. Những cánh đồng hai bên bắc nam sông Bàn Thạch là nơi sản sinh rất nhiều lươn, nên trước đây, lúc việc đi lại chuyên chở còn khó khăn, chợ Bàn Thạch là đầu mối nơi lái buôn thu mua lươn để mang về bán lại tại thị xã Tuy Hoà.

  3. Thời
    Thì. Xưa vì kị húy vua Tự Đức (Nguyễn Phúc Thì) nên chữ này được đọc chạnh đi thành "thời."
  4. Đây một trong những kinh nghiệm trong phong thủy truyền thống Việt Nam, theo đó cau thường được trồng phía trước, chuối được trồng phía sau nhà.
  5. Núi Bà Đen
    Một ngọn núi thuộc xã Thạnh Tân, huyện Hòa Thành, thị xã Tây Ninh, tỉnh Tây Ninh, là ngọn núi cao nhất miền Tây Nam Bộ (986m), cũng gọi là núi Một hoặc núi Điện Bà. Chùa và núi Bà Đen là những di tích văn hóa - lịch sử tiêu biểu của Tây Ninh.

    Núi Bà Đen

    Núi Bà Đen

  6. Vóc đại hồng
    Một loại vóc quý.
  7. Giao đoan
    Giao ước, thề hẹn cùng nhau.
  8. Nguyệt Lão
    Đời nhà Đường, có một người tên là Vi Cố đi kén vợ, gặp một ông cụ ngồi dựa túi xem sách dưới bóng trăng. Anh ta hỏi, thì ông cụ bảo sách ấy chép tên những người lấy nhau và túi ấy đựng những sợi chỉ hồng (xích thằng) để buộc chân hai người phải lấy nhau, không sao gỡ ra được nữa. Anh ta hỏi phải lấy ai, thì ông cụ chỉ một đứa bé lên ba tuổi ở trong tay một người đàn bà chột mắt đem rau ra bán ở chợ mà bảo đó là vợ Vi Cố. Vi Cố giận, sai người đâm con bé ấy, nhưng nó chỉ bị thương. Mười bốn năm sau, quả nhiên Vi Cố lấy người con gái ấy. Chữ "nguyệt lão" chúng ta thường dịch nôm na là "trăng già." Hai chữ "Ông Tơ" và "Bà Nguyệt" cũng bởi tích ấy mà ra, dùng chỉ vị thần lo chuyện kết nhân duyên. Mối nhân duyên cũng do thế mà thường được gọi là "mối tơ." Xem thêm: Hình tượng Ông Tơ Bà Nguyệt trong văn hóa dân gian.

    Ông Tơ Nguyệt

    Ông Tơ Nguyệt

  9. Càn khôn
    Cũng nói là kiền khôn, từ hai quẻ bát quái kiền 乾 chỉ trời và khôn 坤 chỉ đất. Chỉ trời đất.

    Cán cân tạo hóa rơi đâu mất
    Miệng túi càn khôn thắt lại rồi

    (Khóc ông Phủ Vĩnh Tường - Hồ Xuân Hương)

  10. Hai Huế
    Tên một hiệu ăn ở Hội An xưa, nằm sát chùa Ông Bổn.
  11. Tham phú phụ bần
    Vì ham giàu (phú) mà phụ bạc người nghèo khó (bần).
  12. Nón cời
    Nón lá rách, cũ.

    Đội nón cời

    Đội nón cời

  13. Bụng báng
    Còn gọi là báng, đoác (đoát hoặc đác), một loại cây mọc hoang và được trồng ở những chân núi hay vùng núi ẩm tại các tỉnh Cao Bằng, Lạng Sơn và một số tỉnh miền núi khác. Cây bụng báng cao từ 6-10m, có nhiều bẹ màu nâu bao lấy các gốc cuống lá. Hạt luộc chín lên ăn được. Thân cây có bột, gọi là bột báng, thường được dùng để nấu chè. Sợi ở bẹ lá bụng báng có thể dùng làm chỉ khâu nón lá (gọi là chỉ đoác) hay bện thừng, xe làm dây buộc.

    Cây bụng báng

  14. Ngũ Hành Sơn
    Còn có tên là núi Non Nước, một danh thắng gồm 6 ngọn núi đá vôi nhô lên trên một bãi cát ven biển, trên một diện tích khoảng 2 km2, gồm: Kim Sơn, Mộc Sơn, Thủy Sơn (lớn, cao và đẹp nhất), Hỏa Sơn (có hai ngọn) và Thổ Sơn, thuộc phường Hòa Hải, quận Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng. Ngũ Hành Sơn là một thắng cảnh nổi tiếng của Đà Nẵng.

    Ngũ Hành Sơn

    Ngũ Hành Sơn

  15. Hòn Khô
    Tên một hòn đảo thuộc Cù Lao Chàm.
  16. Ví dầu
    Nếu mà, nhược bằng (từ cổ). Cũng nói là ví dù.
  17. Ngũ Kiên
    Một xã thuộc huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc.
  18. Đồ
    Từ tục, chỉ bộ phận sinh dục của người phụ nữ.
  19. Cối xay
    Dụng cụ nhà nông dùng để bóc vỏ hạt thóc, tách trấu ra khỏi hạt gạo, hoặc để nghiền các hạt nông sản. Ngày nay cối xay ít được sử dụng vì được thay thế bằng các loại máy xay công nghiệp có hiệu suất cao hơn.

    Xay lúa

    Xay lúa

  20. Ngã Bảy
    Địa danh nay là một thị xã thuộc tỉnh Hậu Giang, là nơi gặp nhau của bảy dòng kênh là Xẻo Môn, Xẻo Đông, Bún Tàu, Lái Hiếu, Cái Côn, Mang Cá và kênh Xáng. Trước đây ở đây có chợ nổi Ngã Bảy (cũng gọi là chợ Phụng Hiệp), một khu chợ trên sông nổi tiếng của vùng Tây Nam Bộ, là đầu mối buôn bán giao thương rất sầm uất. Chợ nổi Ngã Bảy được nhắc đến trong bản vọng cổ Tình anh bán chiếu của cố soạn giả Viễn Châu:

    Ghe chiếu Cà Mau đã cắm sào bên dòng kinh Ngã Bảy
    Sao cô gái năm xưa chẳng thấy ra chào?

    Chợ Ngã Bảy

    Chợ Ngã Bảy

  21. "Hoàng trùng" là con châu chấu, "vi trùng" chỉ nạn dịch tả. Vào đầu thế kỉ 20, có giai đoạn hai tỉnh Hà Đông và Thái Bình của miền Bắc nước ta bị nạn châu chấu và dịch tả kế tiếp nhau. "Hoàng trùng" và "Vi trùng" còn ám chỉ Hoàng Cao Khải (tổng đốc Hà Đông) và Vi Văn Định (tổng đốc Thái Bình), hai viên quan được cho là thân Pháp thời bấy giờ.

    Theo Giai thoại văn chương Việt Nam của tác giả Thái Bạch thì câu này thật ra là vế đầu câu đối của ông Nguyễn Đình Đạo:

    Hoàng trùng đi, Vi trùng lại, suy đi xét lại, Vi hại hơn Hoàng
    Pháp tặc áp, Nhật tặc đăng, quỷ áp ma đăng, Nhật tăng hơn Pháp

  22. Đàn nguyệt
    Từ Hán Việt là nguyệt cầm, Nam Bộ gọi là đàn kìm. Loại đàn này có hộp đàn hình tròn như mặt trăng nên mới có tên là "đàn nguyệt." Theo sách xưa thì đàn nguyên thủy có 4 dây, sau rút lại còn 2 dây. Sách của Phạm Đình Hổ ghi rằng đàn nguyệt xuất hiện ở Việt Nam vào thế kỷ 18. Xem thêm nhạc sĩ Huỳnh Khải giải thích về đàn kìm tại đây.

    Giáo sư Trần Văn Khê đang chơi đàn nguyệt

    Giáo sư Trần Văn Khê đang chơi đàn nguyệt