Ngẫu nhiên

Chú thích

  1. Son
    Chỉ vợ chồng trẻ chưa có con cái.
  2. Đậu mèo
    Một loại cây mọc hoang, thường được người dân miền núi trồng làm hàng rào. Đậu mèo hình dây leo thân tròn, lá chét dạng màng, hình xoan. Chùm hoa màu đỏ, tím thõng xuống. Quả đậu dẹt, cong hình chữ S, phủ lông trắng, đụng vào bị ngứa. Hạt hình trứng, dài khoảng 1,5cm. Đậu mèo mọc hoang có nhiều độc tố nên chỉ dùng làm thức ăn cho gia súc sau khi đã luộc kĩ.

    Quả đậu mèo

    Quả đậu mèo

  3. Bánh chưng
    Một loại bánh truyền thống của dân tộc ta, làm từ gạo nếp, đậu xanh, thịt lợn, lá dong. Bánh thường được làm vào các dịp Tết cổ truyền của dân tộc Việt và ngày giổ tổ Hùng Vương, nhằm thể hiện lòng biết ơn của con cháu đối với cha ông và đất trời xứ sở. Theo quan niệm phổ biến hiện nay, cùng với bánh giầy, bánh chưng tượng trưng cho quan niệm về vũ trụ của cha ông ta.

    Bánh chưng

    Bánh chưng

  4. Dửng dưng như bánh chưng ngày tết
    Ngày tết bánh chưng nhà ai cũng có nên thành ra chán, không ham.
  5. Quản
    E ngại (từ cổ).
  6. Nước kiệu
    Thế ngựa chạy từ từ, thong thả.
  7. Cầm bằng
    Kể như, coi như là (từ cũ).
  8. Khi hát bài chòi, bài này được dùng để báo con Tám Dây.
  9. Kênh Vĩnh Tế
    Một con kênh đào nằm song song với đường biên giới Việt Nam-Campuchia, bắt đầu từ bờ tây sông Châu Đốc thẳng nối giáp với sông Giang Thành, thuộc thị xã Hà Tiên, tỉnh Kiên Giang ngày nay. Kênh được vua Gia Long cho bắt đầu đào với tháng 9 âm lịch năm 1819 đến tháng 5 âm lịch năm 1824 mới xong, qua hai lần tạm ngừng rồi tiếp tục đào. Đại Nam nhất thống chí chép: Từ ấy đường sông lưu thông, từ kế hoạch trong nước, phòng giữ ngoài biên cho tới nhân dân mua bán đều được tiện lợi vô cùng.

    Kênh Vĩnh Tế đoạn chảy qua Châu Đốc, An Giang

    Kênh Vĩnh Tế đoạn chảy qua Châu Đốc, An Giang

  10. Cầu Rào
    Một cây cầu bắc qua sông Lạch Tray thuộc Hải Phòng . Cầu được xây dựng lần đầu tiên dưới thời Pháp thuộc, thuộc địa phận làng Rào (tên nôm của làng An Khê).

    Cầu Rào hiện nay

    Cầu Rào hiện nay

  11. Cầu Đất
    Tên một con phố thuộc trung tâm thành phố Hải Phòng hiện nay. Có tên gọi như vậy vì trước đây có một cây cầu nhỏ bằng tre đắp đất (gọi là cầu Đất) bắc qua một con lạch tại khu vực này.
  12. Mỹ Á
    Tên một làng thuộc địa phận xã Vinh Hải, huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế.
  13. Nam Trường
    Địa danh nay là một làng thuộc xã Vinh Giang, huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế.
  14. Mỹ Lợi
    Làng cổ thành lập từ thế kỉ 16, thuộc xã Vinh Mỹ, huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên-Huế. Làng nổi tiếng với nhiều sản vật như cau, khoai mài, tơ đủi, lụa, thao, nón lá, các loại hải sản nuôi đầm, v.v...

    Đình làng Mỹ Lợi

    Đình làng Mỹ Lợi

  15. Có bản chép: Gương tàu.
  16. Dao lá trúc
    Dao sắc bén và mỏng như lá trúc.
  17. An Lão
    Địa danh nay là huyện An Lão thuộc tỉnh Bình Định. Huyện giáp với các huyện Ba Tơ (Quảng Ngãi) và An Khê (Gia Lai), bốn phía bao bọc bởi nhiều dãy núi nên còn được gọi là thung lũng An Lão.
  18. Rau dền
    Một loại rau có tính mát, giàu sắt, là món ăn dân dã phổ biến với người Việt Nam. Ở Việt Nam chủ yếu có hai loại rau dền là dền trắng và dền đỏ (tía). Rau dền thường được luộc hay nấu canh.

    Rau dền đỏ

    Rau dền đỏ

  19. Quýt
    Một loại cây thân gỗ. Quả hình cầu hơi dẹt, màu xanh, vàng da cam hay đỏ, vỏ mỏng, nhẵn hay hơi sần sùi, không dính với múi nên dễ bóc; cơm quả dịu, thơm, ăn có vị ngọt; hạt trắng xanh. Hoa, lá, vỏ, xơ và múi quýt cũng là những vị thuộc dân gian.

    Quả quýt

    Quả quýt

  20. Chẻ tre qua đốt
    Đốt tre là phần rất cứng. Khi chẻ tre, nếu đã chẻ qua đốt thì việc còn lại (tách thân tre) rất dễ dàng. Thành ngữ này chỉ việc vượt qua được khó khăn, nay đã suôn sẻ.
  21. Tiền
    Năm 1439, vua Lê Thánh Tông quy định: 1 quan = 10 tiền = 600 đồng, gọi là tiền tốt hoặc tiền quý (quy định này ổn định cho đến năm 1945). Khoảng thế kỉ 18, trong dân gian xuất hiện cách tính tiền gián, mỗi quan tiền gián chỉ gồm 360 đồng.
  22. Xáu láu xua lua
    Láu táu, lanh chanh (phương ngữ Phú Yên).
  23. Cáo làng
    Thưa, đem việc đi thưa gửi với làng.
  24. Quen mui
    Đã làm, đã hưởng một đôi lần, thấy dễ dàng và có lợi nên lại muốn làm nữa, hưởng nữa. Mui do đọc trạnh từ mùi.