Ngẫu nhiên

Chú thích

  1. Từ biểu thị ý như muốn hỏi nhưng thật ra là để khẳng định rằng: không có lẽ nào lại như thế (từ cũ).

    Bờ cõi xưa đà chia đất khác
    Nắng sương nay há đội trời chung

    (Ngóng gió đông - Nguyễn Đình Chiểu)

  2. Đu đủ
    Loại cây ăn quả rất thường gặp ở Việt Nam. Quả đu đủ có thể ăn xanh (làm nộm, hầm, hoặc làm mắm) hoặc ăn chín.

    Cây và quả đu đủ, từ quyển Medicinal-Plants (1887) của Koehler

    Cây và quả đu đủ, từ quyển Medicinal-Plants (1887) của Koehler

  3. An Giang
    Tỉnh đông dân nhất vùng đồng bằng sông Cửu Long, giáp với các tỉnh Kiên Giang, Đồng Tháp, Cần Thơ và biên giới Campuchia, hai tỉnh lị là Long Xuyên và Châu Đốc. Đất An Giang màu mỡ, nhiều phù sa và khoáng sản, lại có lắm di tích lịch sử và danh lam thắng cảnh như lăng Thoại Ngọc Hầu, chùa Tây An, núi Sam, Thất Sơn, rừng tràm Trà Sư...

    Cảnh đẹp rừng tràm Trà Sư

    Cảnh đẹp rừng tràm Trà Sư

  4. Mía tiến
    Loại mía đặc sản mọc trên hai quả đồi đất đỏ là đồi Bạng và đồi ông Phụ ở Triệu Tường-Yên Vỹ, nay thuộc xã Hà Long, huyện Hà Trung, tỉnh Thanh Hóa. Thân mía mềm, có thể dùng tay bẻ thành từng khẩu ngắn, không cần dùng dao. Bã mía tiến có thể phơi khô tán mịn, trộn thêm các nguyên liệu như nhựa trám, bột hương bài… để làm hương. Dưới thời nhà Nguyễn, cứ đến mùa, nhân dân phải đem mía này tiến vua, nên dần thành tên là mía tiến.

    Mía Triệu Tường

    Mía Triệu Tường

  5. Chuối ngự
    Chuối quả nhỏ, khi chín vỏ rất mỏng, màu vàng, thịt chắc và thơm. Xưa kia giống chuối này được đem tiến vua nên có tên gọi là chuối ngự.

    Chuối ngự

    Chuối ngự

  6. Đồng Môn
    Địa danh xưa là một xã thuộc tổng Thượng Nhị, huyện Thạch Hà, trấn Nghệ An, nay thuộc địa phận tỉnh Hà Tĩnh.
  7. Cổ Đạm
    Địa danh nay là một xã thuộc huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh. Đây là vùng đất nổi tiếng về truyền thống lịch sử và văn hoá với “nôi” ca trù Cổ Đạm, nghề làm gốm cổ truyền (nồi đất Cổ Đạm) và nhiều di tích lịch sử - văn hoá như Đình Hoa Vân Hải, đền Phan Tôn Chu, Đền Nguyễn Xí, Đền Cửa Bà, Chùa Bến, Đền Tống...

    Làm gốm ở Cổ Đạm

    Làm gốm ở Cổ Đạm

  8. Bố Chính
    Chú thích này đang để ngỏ. Nếu bạn có thông tin về Bố Chính, hãy đóng góp cho chúng tôi.
  9. Xuân Liễu
    Cũng phát âm thành Xuân Liệu, tên một xã cũ thuộc huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An.
  10. Bầy tui
    Chúng tôi, bọn tôi (phương ngữ Bắc Trung Bộ).
  11. Nạm
    Nắm, nhúm (nạm tóc, nạm gạo...).
  12. Cáy hôi
    Một giống cáy chân có lông, được xem là nguyên liệu làm mắm cáy ngon nhất.
  13. Thạch Hạ
    Địa danh nay là một xã thuộc thành phố Hà Tĩnh, tỉnh Hà Tĩnh.
  14. Văn Tràng
    Mộ làng thuộc xóm Bắc Hải xã Kỳ Hải, huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh.
  15. Chạy cá
    Buôn bán cá.
  16. Trung Hạ
    Địa danh nay là một thôn thuộc xã Kỳ Trinh, huyện Kỳ Anh, Hà Tĩnh.
  17. Đết
    Chú thích này đang để ngỏ. Nếu bạn có thông tin về Đết, hãy đóng góp cho chúng tôi.
  18. Kỳ Thọ
    Địa danh nay là một xã thuộc huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh.
  19. Trửa
    Giữa (phương ngữ Bắc Trung Bộ).
  20. Mệ
    Bà cụ già, mẹ (phương ngữ Bắc Trung Bộ).
  21. Lồn tù cặc lính
    Chỉ việc bị kìm hãm lâu ngày.
  22. Lắm nghề xề môi
    Biết nhiều nghề nhưng không tinh, không chuyên một món nào cả nên khó kiếm ăn (đói trề môi).
  23. Nghĩa là chim rơi, cá lặn. Ý này đầu tiên được Trang Tử nói đến. Trang Từ là người đời Chiến Quốc ở Trung Quốc, học thức rất uyên bác. Trong sách Nam hoa kinh, ông chép rằng: Mao Tường và Lệ Cơ là hai người đàn bà đẹp, cá thấy thì lặn vào hang sâu, chim thấy thì bay lên cao (ngư kiến chi nhập thâm, điểu kiến chi cao phi). Ý Trang Chu muốn nói rằng mọi sự trên đời đều là tương đối: Mao Tường, Lệ Cơ tuy đẹp, song chỉ đẹp đối với người, chứ biết đâu trông thấy họ cá chẳng sợ mà lặn sâu, chim chẳng sợ mà bay cao? Người sau hiểu khác hẳn nguyên ý ấy. Sách "Thông tục biên" dùng thành ngữ "trầm ngư lạc nhạn" (chim rơi cá chìm) để chỉ nhan sắc người đàn bà cực đẹp.

    Các nhà văn cổ điển của nước ta thường viết theo ý câu ấy:

    Mặn mà chìm cá rơi chim
    (Hoa Tiên)

    Hay:

    Chìm đáy nước cá lờ đờ lặn
    Lửng lơ trời nhạn ngẩn ngơ sa

    (Cung oán ngâm khúc)

    Cũng cần thấy rằng thành ngữ này mang tính văn chương nhiều hơn là tính khẩu ngữ, và đặc biệt được sử dụng nhiều trong văn học cổ.

  24. Gành Bà
    Một gành đá nằm ở phía bắc vịnh Xuân Đài, dọc theo bán đảo Xuân Thịnh, tỉnh Phú Yên.

    Hòn Chùa nhìn từ Gành Bà

    Hòn Chùa nhìn từ Gành Bà

  25. Gành Ông
    Một ghềnh đá thuộc địa phận thôn Mỹ Quang, xã An Chấn, huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên, cách Gành Bà chừng một cây số.

    Gành Ông

    Gành Ông

  26. Đặng
    Được, để, nhằm (từ cũ, phương ngữ).
  27. Có bản chép: Cởi.