Ngẫu nhiên

Chú thích

  1. Chái nhà
    Phần mở rộng bên trái hoặc phải của nhà chính, thường để chứa tạm nông sản hoặc nông cụ.
  2. Nhà lá mái
    Một kiến trúc nhà ở truyền thống và độc đáo chỉ thấy ở các tỉnh từ Quảng Trị trở vào Phú Yên, đặc biệt là Bình Định. Vật liệu chủ yếu là gỗ, tre, tranh, đất... nhưng rất bền. Mái, vách nhà đều có hai lớp nên mát mẻ vào hè và ấm áp vào đông. Giàn cột, kèo, xiên, trính… đều sử dụng danh mộc như lim, sơn, sầm ná, xay, mít ... được chạm trổ hoa lá, chim thú rất công phu và thẩm mĩ. Quá trình xây nhà thường mất từ 2-3 năm. Nhà lá mái hiện vẫn còn rải rác ở miền Trung nhưng đều ở trong tình trạng bảo quản kém.

    Kết cấu nhà lá mái

    Kết cấu nhà lá mái

  3. Sông Lô
    Còn có tên là sông Mã (ít dùng, do dễ nhầm lẫn với sông Mã ở Thanh Hóa), một phụ lưu của sông Hồng, bắt nguồn từ tỉnh Vân Nam (Trung Quốc), chảy vào nước ta tại xã Thanh Thủy, huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang. Điểm cuối sông là "ngã ba sông" Việt Trì, thuộc thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ, nơi sông Lô đổ vào sông Hồng. Sông Lô có hai phụ lưu lớn là sông Chảy và sông Gâm, ngoài ra còn có các phụ lưu nhỏ là sông Phó Đáy và sông Con.

    Sông Lô đoạn chảy qua Hà Giang

    Sông Lô đoạn chảy qua Hà Giang

  4. Hạnh
    Trong ca dao, chữ hạnh ghép với các danh từ khác (như buồm hạnh, buồng hạnh, phòng hạnh, vườn hạnh, ...) thường dùng để chỉ những vật thuộc về người phụ nữ, trong các ngữ cảnh nói về sự hi sinh, lòng chung thủy, hay những phẩm hạnh tốt nói chung của người phụ nữ. Có thể hiểu cách dùng như trên bắt nguồn từ ý nghĩa chung của từ hạnhnết tốt.
  5. Cố hương
    Quê cũ (từ Hán Việt).

    Sao chưa về cố hương?
    Chiều chiều nghe vượn hú
    Hoa lá rụng buồn buồn
    Tiễn đưa về cửa biển
    Những giọt nước lìa nguồn

    (Hương rừng Cà Mau - Sơn Nam)

  6. Thõng
    Như cái chĩnh, miệng hẹp, kích cỡ không lớn lắm.
  7. An Bình
    Tên một cù lao giữa sông Tiền, đối diện với thị xã Vĩnh Long, gồm bốn xã: An Bình, Bình Hòa Phước, Hòa Ninh và Ðồng Phú, đều thuộc huyện Long Hồ. Cù lao rộng khoảng 60km2, đất đai màu mỡ và trù phú, nước ngọt quanh năm, dân cư trồng nhiều cây ăn trái như: chôm chôm, xoài, nhãn, sầu riêng...

    Đường trên cù lao An Bình

    Đường trên cù lao An Bình

  8. Lục bình
    Một loại bèo có thân mọc cao khoảng 30 cm, lá hình tròn, màu xanh lục, láng và nhẵn mặt. Lá cuốn vào nhau như những cánh hoa. Cuống lá nở phình ra như bong bóng xốp ruột giúp cây bèo nổi trên mặt nước. Lục bình sinh sản rất nhanh nên có mặt rất nhiều ở các ao hồ, kên rạch. Nhân dân ta thường vớt bèo cho lợn ăn, những năm gần đây xơ lục bình phơi khô có thể chế biến để dùng bện thành dây, thành thừng rồi dệt thành chiếu, hàng thủ công, hay bàn ghế. Ngó lục bình cũng được chế biến thành thức ăn, ngon không kém ngó sen.

    Lục bình

    Lục bình

  9. Thầy nhà, lá vườn
    Phương thuốc chữa bệnh lúc nào cũng ở quanh nhà.
  10. Rế
    Vật dụng làm bếp, thường đan bằng tre nứa, hình tròn, để đỡ nồi chảo cho khỏi bỏng và dơ tay.

    Đan rế

    Đan rế

  11. Khi hò, người hò có thể thay chữ "em" trong bài này thành "anh," "chị," "ông," "bác"... tùy theo người đối diện.
  12. Vàng mã
    Tiền bạc giả và các loại đồ dùng thường ngày (quần áo, giày dép...) làm bằng giấy để đốt cúng cho người cõi âm dùng, theo tín ngưỡng dân gian. Phong tục đốt vàng mã vào những ngày lễ (ngày rằm, cúng cô hồn, tết Nguyên Đán...) bắt nguồn từ Trung Quốc.

    Hàng mã

    Hàng mã

  13. Đồ mã vốn nhẹ nhàng, nên thuyền chở mã thì bao nhiêu chở cũng vừa. Ăn như thuyền chở mã là ăn bao nhiêu cũng vừa, ăn không biết thế nào là no, ăn rất khoẻ. Làm như ả chơi trăng là làm việc khoan thai, chập chạp, vừa làm vừa chơi, không được mấy tí việc, giống như cô gái đi dạo mát dưới trăng.
  14. La bàn
    Còn gọi là địa bàn, một dụng cụ xác định phương hướng, được người Trung Quốc phát minh vào khoảng thế kỉ 11. La bàn gồm có một kim nam châm luôn luôn chỉ phương Bắc - Nam. Từ này được tạo thành bởi hai chữ la (lưới - người Trung Quốc quan niệm trời đất là lưới võng, như thiên la địa võng) và bàn (vật tròn dẹt).

    La bàn

    La bàn

  15. Kiều khấu
    Bộ đồ trang sức cho con ngựa, gồm: hàm thiếc, nòng cổ, dây nịt lưng, dây cương, v.v. Bộ yên được trang trí phủ trên mình voi cũng gọi là kiều khấu.
  16. Má hồng
    Từ chữ hồng nhan (cũng nói là hường nhan ở Nam Bộ), từ dùng trong văn thơ cổ chỉ người con gái đẹp.

    Phận hồng nhan có mong manh
    Nửa chừng xuân thoắt gãy cành thiên hương

    (Truyện Kiều)

  17. Có bản chép: Sống lâu mới biết mùi đời đắng cay.
  18. Vàng mười
    Vàng nguyên chất.